5 Bài Học Đắt Giá Không Nên Bỏ Lỡ Từ Sếp Của Mình - Chefjob.vn

5 Bài Học Đắt Giá Không Nên Bỏ Lỡ Từ Sếp Của Mình

Sếp không chỉ là người quản lý, điều phối, giám sát… công việc của bạn mà còn là “người thầy” lý tưởng để bạn học hỏi, nâng cao kỹ năng thực tế. Dù nghề của bạn là Lễ tân, Đầu bếp, Pha chế… và đang làm việc tại doanh nghiệp lớn hay công ty nhỏ đi chăng nữa thì 5 lời khuyên này của sếp vẫn hữu ích cho bạn.

hoc hoi tu sepỞ sếp có rất nhiều điều hay để bạn học hỏi đấy – Ảnh: Internet

Chẳng phải ngẫu nhiên mà họ trở thành sếp, là người quản lý/ lãnh đạo được mọi người kính nể, tất cả đều đến từ tài năng. Không chỉ giỏi nghiệp vụ, người quản lý còn thể hiện kỹ năng quản lý, điều hành, sắp xếp, tổ chức nhân sự và công việc… Chính vì vậy, với bạn – một nhân viên bình thường thì họ có rất nhiều điểm để học hỏi. Đâu cần phải tham gia các khóa học bên ngoài, đâu cần những giảng viên là giáo sư, tiến sĩ, bạn vẫn có thể nhận được 5 bài học đắt giá chính từ sếp của mình.

Đừng để chức vụ và địa vị “ám” bạn

Chefjob.vn tin chắc rằng, những bạn trẻ mà nhất là sinh viên vừa ra trường đều cảm thấy những người Quản lý, người sếp của mình đang ở một nấc thang mà ai cũng mong đợi. Bởi họ vừa là người có địa vị, vừa sở hữu mức thu nhập “khủng” và được xem là có sự nghiệp thành công.

Tuy nhiên, nếu tiếp xúc nhiều và lâu với họ, bạn sẽ nhận ra rằng tất cả những điều đó không đánh giá hết khả năng của một người. Bị ám ảnh với địa vị và tiền bạc sẽ không giúp bạn toàn tâm, toàn ý cho công việc. Thay vì dồn tất cả trí tuệ và năng lượng để hoàn thành tốt nhiệm vụ, bạn dễ bị xao nhãng hoặc bị chi phối bởi tiền và danh vọng. Hãy làm việc với tư duy tích cực và sự say mê với nghề, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và gắn bó lâu dài với nó hơn.

dung chi theo duoi chuc vu va dia viĐừng để địa vị ám ảnh bạn và mải miết chạy theo nó – Ảnh: Internet

Sáng tạo có thể đến ở bất kỳ đâu

Quy trình và kế hoạch sẽ giúp công việc của bạn diễn ra suôn sẻ, an toàn hơn. Tuy nhiên, nếu cứ ở mãi trong chính vùng an toàn, dần dà bạn sẽ cảm thấy nhàm chán. Nếu công việc của bạn đòi hỏi sự sáng tạo thì điều này càng đáng lo bởi nó sẽ kéo bạn đi xuống. Hãy bước chân ra khỏi vùng an toàn, chiêm nghiệm thế giới bên ngoài, bạn sẽ nảy ra thêm rất nhiều ý tưởng thú vị, giúp công việc phát triển tốt hơn đấy.

Luôn tồn tại giải pháp

Trong công việc, hầu hết vấn đề nảy sinh đều có giải pháp để xử lý, bằng cách này hoặc cách khác. Bạn chưa tìm ra có thể vì bạn quá lười để suy nghĩ, có thể bạn chưa nhìn thấu vấn đề, có thể bạn chỉ làm qua loa với suy nghĩ mình không làm thì người khác sẽ thay thế… Và đó là lý do tại sao bạn cứ mãi thụt lùi trong công việc.

Bạn có bao giờ tự hỏi: “Tại sao bất kể sự cố/ rắc rối nào xảy ra, sếp của chúng ta vẫn có cách giải quyết ổn thỏa, còn mình thì không chưa?”. Vì phương châm của họ là: “Luôn tồn tại giải pháp hiệu quả” để xử lý vấn đề.

luon co giai phap cho van deLuôn có giải pháp cho vấn đề mà bạn đang gặp phải, hãy suy nghĩ kỹ lưỡng, bạn sẽ tìm ra – Ảnh: Internet

Động lực tốt nhất đến từ sản phẩm chất lượng

Khi mới đi làm, bạn thường sẽ tìm kiếm động lực trong công việc bằng những phần thưởng khi hoàn thành nó. Ví dụ: Bạn xuất sắc đạt KPIs và trở thành nhân viên tiêu biểu của tháng, được sếp ngợi khen kèm cộng kha khá số tiền thưởng. Bạn cảm thấy mãn nguyện và dùng số tiền thưởng đó cho những sở thích cá nhân để giải tỏa căng thẳng và khiến bản thân vui vẻ hơn.

Nhưng số năm làm việc tăng lên thì cũng là lúc bạn nhận ra phần thưởng đó không còn khiến bạn mừng rỡ và sung sướng như lúc đầu nữa. Thay vào đó, động lực để bạn gắn bó với công việc chính là sự hài lòng khi được tạo ra sản phẩm mới chất lượng và tốt hơn.

Đừng ngần ngại trước những điều chưa biết

Hãy mạnh dạn dấn thân vào những điều mới mẻ dù bạn chưa có kinh nghiệm trước đó. Không ai mới bắt đầu đã hoàn hảo, có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để hoàn thành mọi công việc. Trong quá trình tiếp cận và tiến hành trên thực tế, bạn sẽ được học hỏi cũng như tự trau dồi thêm nhiều khía cạnh từ đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng… nâng cao năng lực.

Ngoài những bài học đắt giá từ sếp mà Chefjob.vn tổng hợp trên đây, bạn còn được học thêm điều gì từ cấp trên của mình? Hãy chia sẻ ngay bí quyết mà bạn tâm đắc nhất nhé.

Tin liên quan

Bí Quyết Quản Lý Nhân Sự: Làm Thế Nào Để Gắn Kết Nhân Viên?

Tố Chất Của Người Lãnh Đạo: Quan Trọng Nhất Có Phải Là Thần Thái?

Bài Viết Liên Quan