Barista Là Gì? Barista Là Làm Gì? Chân Dung Của Barista

Barista Là Gì? Barista Là Làm Gì? Chân Dung Của Barista

Barista là gì? Barista đảm nhận những công việc nào? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người. Cùng khám phá chân dung của một Barista qua bài viết dưới đây.

Nếu Bartender là một nghề khá quen thuộc và được biết đến với tính chất năng động, hấp dẫn thì Barista cũng không hề kém cạnh và đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Nhiều người vẫn thường hay nhầm lẫn, thậm chí nghĩ rằng Barista cũng như Bartender nhưng thực ra không phải vậy. Bartender là người chỉ chuyên về pha chế các loại đồ uống có cồn như cocktail, mocktail… Vậy còn Barista là gì?

Định nghĩa Barista là gì?

Barista là nhân viên pha chế cafe. Barista là danh từ dùng để chỉ những người pha chế các loại thức uống từ café như Cappuccino, Latte, Machiato, Latte macchiato, Mocha, Espresso conpanna, cafe Americano… và những thức uống trình bày đẹp mắt khác như: Espresso đá, Espresso Shakerato, Cappuccino đá, Freddo, Mocha đá. Ở Việt Nam, Baristas được gọi nôm na là Nhân viên pha chế café.

dinh nghia ve nghe barista
Barista là tên gọi chung dành cho những người pha chế các loại thức uống từ café – Ảnh: Internet

Barista giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các quán café. Thức uống họ cho ra càng ngon, càng hấp dẫn và chinh phục vị giác thực khách thì càng thu hút khách đến ngày một đông, tạo ra doanh thu và xây dựng hình ảnh, chất lượng cho quán. Do đó, ngày nay, các quán cafe đều đầu tư một đội ngũ Barista chuyên nghiệp, thành thạo.

Các công việc của Barista là gì?

Nói một cách ngắn gọn thì Barista là người đảm nhận công việc pha chế các loại thức uống từ café, Vậy cụ thể, Barista là làm gì?

Từ những hạt café được thu hoạch về cho đến khi tạo ra những thức uống từ café thơm ngon hảo hạng là cả một quá trình dài mà Barista là “mắt xích” quan trọng. Công việc mà Barista sẽ đảm nhận bao gồm:

  • Chuẩn bị nguyên liệu, máy móc, dụng cụ phục vụ cho việc pha chế café.
  • Điều chỉnh các máy xay, máy pha cà phê sao cho các thông số của máy phải đạt chuẩn và thực hiện các kỹ thuật như xay, nén cà phê, đánh sữa, tạo hình khéo léo, chính xác để cho ra một ly Cappuccino, Espresso… theo yêu cầu của thực khách.

cac ky thuat pha che cua barista
Barista thực hiện các kỹ thuật như xay, nén cà phê, đánh sữa, tạo hình để cho ra thức uống thơm ngon, hấp dẫn – Ảnh: Internet

  • Tư vấn đồ uống cho khách theo sở thích, vị giác của khách để mang lại cho khách sự hài lòng cao nhất khi thưởng thức.
  • Bảo quản café, các máy móc, dụng cụ làm việc.
  • Đảm bảo vệ sinh khu vực Pha chế, duy trì các tiêu chuẩn của nhà hàng, quán café…

Để thực hiện các công việc trên một cách thành thục, Barista trước hết phải là một “từ điển sống” về café. Hằng ngày, bạn phải làm việc với các loại café, kết hợp, chế biến để cho ra những thức uống về café, nếu không am hiểu gì về chúng, đương nhiên, bạn sẽ không thể nào cho ra những thức uống đáp ứng yêu cầu của thực khách. Barista phải “bỏ túi” tất cả kiến thức về café như: lịch sử của từng loại hạt café, nguồn gốc của các thức uống từ café, biết cách lựa chọn café, kỹ thuật rang xay, kết hợp các nguyên liệu theo định lượng chuẩn xác để cho ra những tách café thơm ngon, có hương vị đặc biệt.

co hoi viec lam nghe barista hien nay
Barista phải am hiểu các loại café và cách kết hợp café với những nguyên liệu khác để pha chế – Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, sự sáng tạo cũng là yếu tố quan trọng để Barista “thổi hồn” vào thức uống mình tạo ra. Không chỉ sáng tạo trong cách kết hợp nguyên liệu, mùi vị thức uống mà còn sáng tạo trong cách trang trí, tạo hình nghệ thuật trên những tách Cappuccino.. Từ những hạt café thông thường, qua đôi bàn tay của Barista phải trở thành một thứ thức uống chinh phục cả vị giác lẫn thị giác, khiến thực khách say mê và thư giãn.

Cơ hội việc làm nghề Barista hiện nay

Nếu trước đây, khi nói Barista nhiều người sẽ rất ngạc nhiên Barista là nghề gì thì hiện nay, Barista đã trở thành một nghề rất hot do tác động từ sự phát triển của Kinh tế, Du lịch. Trong đời sống hiện đại, ngoài tách café pha phin nhỏ giọt truyền thống thì vô số các loại thức uống khác từ café được nhiều người yêu thích như Latte, Cappuccino… Bên cạnh đó, sự xuất hiện dày đặc của các mô hình café công nghiệp như Highlands Coffee, The Coffee Bean and Tea Leaf, Starbucks, The Coffee House… đã khiến nghề Bartender trở nên “đắt giá” hơn.

Nhu cầu tuyển dụng Barista cao, cơ hội việc làm rộng mở và môi trường làm việc hấp dẫn, sáng tạo… Với những lí do đó, Barista chính là con đường lý tưởng dành cho những ai có niềm đam mê đặc biệt với nghề Pha chế, muốn làm việc trong ngành Nhà hàng – Khách sạn và muốn sáng tạo nên những thứ thức uống ngon phục vụ thực khách.

Đó là những thông tin về Barista là gì mà bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về công việc này. Nếu yêu thích Barista, bạn có thể bắt đầu bằng cách tham gia các khóa học Pha chế, ứng tuyển vị trí Nhân viên Phục vụ… tại các quán café, quầy thức uống các nhà hàng… để tích lũy kinh nghiệm.

Bài Viết Liên Quan