Có Nên Làm Buồng Phòng Không? 3 Yếu Tố Cơ Bản Giúp Bạn Giải Đáp - Chefjob.vn

Có Nên Làm Buồng Phòng Không? 3 Yếu Tố Cơ Bản Giúp Bạn Giải Đáp

Thu nhập, cơ hội học tập, lộ trình thăng tiến là 3 yếu tố cơ bản giúp bạn trả lời câu hỏi có nên làm buồng phòng không? Là một trong những vị trí nền tảng tạo “bàn đạp” vững chắc trên nấc thang sự nghiệp nên khi trở thành nhân viên Buồng phòng, bạn sẽ được tôi luyện và trau dồi nghiệp vụ, kỹ năng mềm rất nhiều.

Buồng phòng (Housekeeping) là bộ phận mang đến căn phòng sạch đẹp, đảm bảo vệ sinh cho khách lưu trú, góp phần to lớn để lại cảm nhận tốt đẹp cho khách hàng. Để làm tốt công việc này, bạn cần nắm chắc kỹ năng Buồng phòng quan trọng, đồng thời biết cách sắp xếp thời gian và giải quyết tình huống hợp lý. Cùng Chefjob.vn trau dồi kỹ năng, rèn luyện kinh nghiệm và chia sẻ những câu chuyện về người làm Buồng phòng nhé.

Làm buồng phòng
Làm buồng phòng là nấc thang cơ bản giúp bạn có được kỹ năng, kinh nghiệm – Ảnh: Internet

Công việc của nhân viên Buồng phòng

Nhiệm vụ chính của nhân viên Buồng phòng chính là tạo ra không gian hoàn hảo, đảm bảo chất lượng giúp khách hàng tận hưởng Dịch vụ tốt nhất khi lưu trú tại khách sạn. Công việc thường ngày của nhân viên Buồng phòng bao gồm:

  • Dọn dẹp và lau chùi sạch sẽ toàn bộ phòng ở.
  • Sắp xếp các đồ đạc, dụng cụ đúng vị trí.
  • Đảm bảo cho mọi thứ trong phòng đều tinh tươm như chưa được sử dụng.
  • Báo cáo với cấp trên về hiện trạng buồng phòng cũng như các sự cố khi có vấn đề xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát.
  • Kiểm tra cơ sở vật chất để đề xuất bổ sung.
  • Giải quyết các khiếu nại của khách hàng khi nhận được phản hồi phàn nàn.

10 kỹ năng quan trọng của nhân viên Buồng phòng

  • Tôn trọng sự riêng tư của khách.
  • Tôn trọng phong tục, tập quán riêng của khách.
  • Đảm bảo sự yên tĩnh cho tầng lầu khi làm việc.
  • Từ chối những đề xuất vô lý.
  • Lịch sự khi ra/ vào phòng khách: Gõ cửa trước khi vào phòng, chỉ dọn phòng khi khách đồng ý, chào khách sau khi dọn xong…
  • Luôn chào hỏi, tươi cười khi gặp khách, không đi chung thang máy chung với khách, không vượt đoàn khách…
  • Không tò mò về tài sản, tài liệu khách để lại tại phòng.
  • Cân nhắc kỹ khi nhận quà/ tiền của khách.
  • Báo với Trưởng bộ phận hoặc Trưởng ca trường hợp khách gặp sự cố.
  • Lịch sự, kiên nhẫn lắng nghe góp ý của khách.

nhan vien buong phong
Trở thành nhân viên Buồng phòng sẽ giúp bạn rất nhiều trên con đường thăng tiến về sau – Ảnh: Internet

Tiêu chuẩn tuyển dụng nhân viên Buồng phòng

Sức khỏe tốt: Công việc dọn dẹp không hề nhẹ nhàng và nhàn hạ như bạn tưởng. Để làm tốt Nhân viên buồng phòng, bạn cần có sức khỏe tốt. Tốt ở đây không nhất định bạn phải có sức mạnh cơ bắp như lực sĩ mà đủ khỏe, đủ dẻo dai để hoàn thành hết các hạng mục việc làm trong thời gian cho phép.

Hoạt bát, siêng năng: Không chỉ người làm tại Bộ phận tiền sảnh trong Nhà hàng – Khách sạn phải giao tiếp nhiều với khách hàng mới cần hoạt bát mà Nhân viên buồng phòng cũng cần yếu tố này. Một Nhân viên buồng phòng hoạt bát và chăm chỉ sẽ xử lý công việc nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều.

Khả năng quan sát: Do tính chất công việc đòi hỏi mà Nhân viên buồng phòng cần có khả năng quan sát tinh tế nhằm sắp xếp mọi thứ đạt chuẩn và nhận ra hiện trạng của phòng để báo cáo chính xác cho cấp trên, tránh xảy ra các sai sót đáng tiếc.

Không ngại thay đổi thời gian làm việc: Thuộc lĩnh vực dịch vụ nên thời gian làm việc của Nhân viên buồng phòng cũng chịu ảnh hưởng từ khách hàng. Nếu bạn muốn gắn bó với nghề, bạn phải chấp nhận thời gian làm việc thay đổi theo ca có cả thời gian ban đêm và tăng ca vào những dịp cao điểm theo yêu cẩu của cấp trên.

Tận tâm với công việc: Dĩ nhiên, bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng muốn tìm được nhân viên tận tình và nhiệt huyết với công việc và Nhân viên buồng phòng là một trong số đó. Bởi khi làm việc bằng đam mê, năng suất và hiệu quả công việc sẽ cao hơn rất nhiều.

lộ trình thăng tiến rộng mở
Lộ trình thăng tiến dành cho nhân viên Buồng phòng luôn rộng mở- Ảnh: Internet

Hiện nay, người làm công việc Buồng phòng dễ dàng phát triển lên các vị trí như Giám sát tầng, Giám sát Buồng phòng, Trưởng bộ phận Buồng phòng… Nghề Buồng phòng cũng cao quý như bao nghề khác, mang đến cho bạn nhiều cơ hội phát triển hấp dẫn nếu bạn kiên trì và cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nếu đã quyết định chọn con đường này, hãy cập thường xuyên tin việc làm Buồng phòng tại Chefjob nhé.

Tin liên quan

Bản Mô Tả Công Việc Nhân Viên Làm Phòng Khách Sạn

Quy Trình Đổi Phòng Khách Sạn Mà Housekeeping Cần Nắm Rõ

Bài Viết Liên Quan