Bản Mô Tả Công Việc Nhân Viên Tiếp Thực

Bản Mô Tả Công Việc Nhân Viên Tiếp Thực

Không chỉ làm tốt nhiệm vụ của mình, nhân viên Tiếp thực còn có vai trò hỗ trợ cho các bộ phận khác nhằm mang lại dịch vụ hoàn hảo nhất cho khách hàng. Để tìm hiểu rõ hơn công việc của nhân viên Tiếp thực, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé.

Tại các khách sạn, nhà hàng lớn, nhân viên Tiếp thực (Busboy/Food runner) là một trong những vị trí có tầm ảnh hưởng quan trọng đến sự đánh giá chất lượng của thực khách đối với đơn vị. Chính vì thế, không khó hiểu tại sao nhân viên Tiếp thực lại được các nhà tuyển dụng chú trọng tìm kiếm như vậy. Bên cạnh công việc chính của mình, nhân viên Tiếp thực còn phối hợp với bộ phận khác nhằm giúp thực khách hài lòng khi trải nghiệm ẩm thực tại nhà hàng, khách sạn. Nếu đang mơ hồ nhiệm vụ và trách nhiệm của nhân viên Tiếp thực thì bài viết mẫu mô tả công việc dưới đây chính là những gì mà bạn cần để hiểu thêm về vị trí nhân sự này.

>>> Tải ngay bộ mô tả công việc 25 vị trí ngành Nhà hàng Khách sạn TẠI ĐÂY

vai tro nhan vien tiep thuc nha hang khach san
Nhân viên Tiếp thực đóng góp rất lớn vào thành công của nhà hàng – Ảnh: Internet

Mô tả công việc của nhân viên Tiếp thực

1.Chuyển thức ăn từ khu vực bếp đến khu vực ăn uống

  • Nhận món ăn từ khu vực khách và kiểm tra chất lượng của món ăn.
  • Mang đồ ăn từ Bếp ra khu vực hậu cần nhà hàng cho nhân viên Phục vụ phục vụ khách.
  • Đảm bảo cho món ăn được phục vụ đúng bàn, đúng thực khách.

2.Phối hợp với nhân viên Phục vụ

  • Hỗ trợ nhân viên Phục vụ phục vụ khách trong suốt bữa ăn (nếu cần).
  • Nhận thông tin và kiểm tra lại đơn đặt hàng của khách từ nhân viên Phục vụ. Sau đó chuyển đến bộ phận bếp để Bếp trưởng phân chia việc chế biến thức ăn cho nhân sự cấp dưới.
  • Ra hiệu cho nhân viên Phục vụ biết để nhận thức ăn và tiến hàng phục vụ cho thực khách.

nhiem vu cua nhan vien tiep thuc nha hang khach san
Nhân viên Tiếp thực có nhiệm vụ chuyển thức ăn và hỗ trợ phục vụ thực khách – Ảnh: Internet

3.Vệ sinh khu vực hậu cần

  • Thu dọn các ly/đĩa đựng thức ăn/thức uống mà khách đã dùng từ khu vực hậu cần nhà hàng.
  • Làm sạch đồ ăn thừa trên chén đĩa tại khu vực hậu cần trước khi đưa chén đĩa đến khu vực rửa chén.
  • Đảm bảo các vật dụng an toàn, không bị sứt mẻ hay rơi vỡ.

4.Trả lời thắc mắc của khách hàng

  • Ngoài các công việc trên, nhân viên Tiếp thực còn phải nắm các kiến thức và thông tin của nhà hàng để giải đáp thắc mắc cho khách hàng khi họ cần. Chỉ trả lời với khách những câu hỏi chắc chắn đúng, nếu còn phân vân thì nên xác nhận lại với bộ phận khác để tránh truyền tải thông tin sai lệch.
  • Thực hiện công việc được giao theo yêu cầu của cấp trên.

mo ta cong viec nhan vien tiep thuc nha hang khach san
Ngoài ra, nhân viên Tiếp thực còn đảm nhận nhiều công việc khác nhau theo yêu cầu của cấp trên – Ảnh: Internet

Với những công việc trên đây, nhân viên Tiếp thực thường có mức lương dao động từ 3 triệu đến 4 triệu đồng/tháng. Thu nhập của vị trí này còn bao gồm cả phụ cấp, tiền tip và phí phục vụ. Để hoàn thành tốt được vai trò của mình, nhân viên Tiếp thực cần có những kỹ năng và tố chất nhất định sau:

  • Chăm chỉ, chịu khó, nhanh nhẹn.
  • Khả năng chịu được áp lực cao và từ nhiều phía như khách hàng, đồng nghiệp, cấp trên.
  • Nắm bắt công việc tốt và hòa nhập nhanh với môi trường.
  • Kỹ năng giao tiếp, xử lý vấn đề.

Dĩ nhiên, người làm Tiếp thực không phải chỉ mãi mãi ở một vị trí này mà có thể thăng tiến lên nhiều vị trí cao hơn khi biết nỗ lực để thể hiện khả năng của mình. Không có con đường nào mới đi đã trải đầy hoa hồng, thành công chỉ đến với những ai luôn cố gắng và hoàn thiện bản thân mình. Chefjob tin rằng, với nấc thang đầu tiên – nhân viên Tiếp thực, bạn sẽ học hỏi và trau dồi rất nhiều kỹ năng – kiến thức – kinh nghiệm quý giá để phát triển hơn nữa trong lĩnh vực này.

Bài Viết Liên Quan