6 Nguyên Tắc Hút Khách Khi Xây Dựng Thực Đơn Nhà Hàng - Chefjob.vn

6 Nguyên Tắc Hút Khách Khi Xây Dựng Thực Đơn Nhà Hàng

Thực đơn nhà hàng chính là giá trị cốt lõi tạo nên sự khác biệt, thu hút khách để mang doanh thu và tiếng “thơm” về cho nhà hàng. Chính vì vậy, xây dựng thức đơn thế nào để vừa hấp dẫn, vừa khoa học và “lôi kéo” được khách hàng là điều mà các nhà hàng cần làm. 6 nguyên tắc dưới đây của Chefjob.vn sẽ giúp bạn.

thuc don
Thực đơn là yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho một nhà hàng – Ảnh: Internet

Thực đơn hay menu tại nhà hàng là bảng tổng hợp tất cả các món ăn, đồ uống mà nhà hàng phục vụ thực khách. Dễ dàng nhận ra tầm quan trọng hàng đầu của thực đơn đối với các đơn vị kinh doanh ẩm thực. Nhằm thu hút khách, giúp tăng lợi nhuận, các nhà hàng rất chú trong việc xây dựng thực đơn. Vậy, làm thế nào để xây dựng thực đơn nhà hàng chuẩn không cần chỉnh? Chefjob đã tổng hợp 6 nguyên tắc sau từ các chuyên gia ẩm thực cho bạn tham khảo.

1. Xây dựng thực đơn độc đáo cho riêng nhà hàng

Quên đi việc sao chép từ chỗ này một chút, chỗ kia một chút để tạo nên thực đơn nhà hàng của mình, bạn cần sáng tạo ra thực đơn riêng đúng với phong cách và đối tượng nhà hàng hướng đến. Điều này giúp cho nhà hàng có được sự độc đáo, từ đó tạo thành thế mạnh riêng để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

Xây dựng thực đơn đặc biệt
Xây dựng thực đơn đặc biệt và độc đáo sẽ giúp nhà hàng thu hút khác nhiều hơn – Ảnh: Internet

2. Đa dạng món ăn từ nguyên liệu chính

Nhà hàng nên sáng tạo nhiều món ăn khác nhau trên cùng một nguyên liệu chính vừa tận dụng triệt để nguồn thực phẩm vừa đảm bảo thực khách thưởng thức món ăn tươi ngon nhất. Ví dụ, thay vì chỉ sử dụng mực để chế biến mực chiên giòn, nhà hàng có thể thêm một số món ăn khác từ mực như mực hấp, mực xào, mực nhồi thịt, mực nướng,… Phòng trường hợp ngày hôm đó bạn không bán được phần mực chiên giòn nào nhưng lại bán được mực hấp, mực nướng,… thì phần mực mà bạn mua về vẫn được sử dụng triệt để chứ không phải bỏ đi hoặc để cho hôm sau làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.

3. Hoạch định chi phí từng món ăn

Đưa ra giá từng món ăn giúp nhà hàng cân nhắc xây dựng thực đơn hài hòa giữa món đắt và món rẻ. Thêm nữa, có mức giá cho mỗ món là cơ sở để nhà hàng tìm nguồn cung cấp nguyên liệu phù hợp.

tính toán chi phí từng món ăn
Tính toán chi phí từng món ăn giúp nhà hàng cân đối ngân sách để thu lợi nhuận – Ảnh: Internet

4. Thời gian chuẩn bị và chế biến

Khách tới nhà hàng không phải để vãn cảnh mà là dùng bữa, do vậy để khách đợi lâu là điều mà nhà hàng tuyệt đối phải tránh. Hãy cân nhắc thời gian hoàn thành món ăn nhanh nhất, điều này không chỉ làm thực khách hài lòng mà còn đẩy nhanh tiến độ dùng bữa của khách, giúp nhà hàng phục vụ được nhiều lượt khách hơn. Món ăn của nhà hàng nên đảm bảo một trong hai tiêu chí sau: Thời gian nấu ngắn (món xào, nướng, hấp,…) hoặc chuẩn bị trước và chỉ cần hâm nóng lại.

5. Cập nhật thường xuyên

Nếu có ý định hoặc đang dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, bạn cần hiểu rằng, thị hiếu của khách hàng sẽ liên tục thay đổi nên muốn thu hút khách nên phải cập nhật thực đơn liên tục. Thêm các món ăn mới theo xu hướng, điều chỉnh chi phí món ăn cũng như chi phí khác ít nhất 1 lần/ năm sẽ giúp nhà hàng đem đến những trải nghiệm mới mẻ cho thực khách. Nhà hàng cũng có thể thực hiện khảo sát mong muốn của khách hàng để đưa ra thay đổi phù hợp.

6. Chương trình thực đơn đặc biệt vào dịp lễ

Vào những dịp lễ như Valentine, 08/03, 20/10, ngày hội độc thân 11/11,… nhà hàng nên có thực đơn mới hợp với chủ đề của các ngày này để thu hút khách nhiều hơn. Ngoài ra, xây dựng thực đơn khuyến mãi vào mùa vắng khách cũng là chiến lược kinh doanh giúp nhà hàng hấp dẫn khách để mang lại lợi nhuận.

Bạn dự định kinh doanh ẩm thực?

Bạn đang xây dựng thực đơn nhà hàng?

Vậy thì những lưu ý trên đây được Chefjob tổng hợp từ chuyên gia sẽ là gợi ý thiết thực giúp bạn có được thực đơn hoàn hảo.

Tin liên quan

Kinh Doanh Nhà Hàng: Nhất Định Phải Biết Combo Là Gì?
Sơ Đồ Tổ Chức Nhà Hàng Và Nhiệm Vụ Từng Bộ Phận

Bài Viết Liên Quan