Quy Trình Nghỉ Việc Và Những Điều Cần Biết - Chefjob.vn

Quy Trình Nghỉ Việc Và Những Điều Cần Biết

Quy trình nghỉ việc gồm những bước nào? Bạn cần làm gì để nghỉ việc theo đúng quy định, đảm bảo nhận được đầy đủ lương, trợ cấp trước khi nghỉ và vẫn giữ được hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt cấp trên? Đây là thắc mắc của nhiều người mỗi khi quyết định nghỉ việc. Cùng Chefjob tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau.

Sau một thời gian làm việc, vì nhiều lí do khác nhau khiến bạn muốn nghỉ việc, tìm một công việc mới ở nơi khác? Lúc này bạn cần làm gì? Đương nhiên, bạn không thể trực tiếp vào gặp sếp và nói ngắn gọn “Tôi nghỉ việc”, bạn cũng thể đứng trước đồng nghiệp và thông báo rằng mình nghỉ việc rồi đi về. Vậy nghỉ việc như thế nào là đúng? Bạn cần thực hiện những công việc gì trước khi nghỉ việc? Dưới đây là quy trình nghỉ việc mà bạn có thể tham khảo.

nghi viec nhu the nao cho dung quy dinh vua de lai an tuong tot
Nghỉ việc như thế nào để vừa đảm bảo đúng quy định vừa để lại ấn tượng tốt đẹp với sếp cũ và đồng nghiệp cũ?
Ảnh: Internet

Quy trình nghỉ việc gồm những bước nào?

Quy trình nghỉ việc bao gồm những bước sau:

Viết đơn xin nghỉ việc:

Người xin nghỉ việc viết đơn xin nghỉ việc theo mẫu NS – 09 – 01, trong đó phải trình bày bạn muốn xin nghỉ việc từ ngày/tháng/năm nào, lí do xin nghỉ, bàn giao công việc cho ai và nội dung công việc bàn giao.

Chuyển đơn lên Quản lý:

Sau khi viết đơn xin nghỉ việc, bạn sẽ chuyển đơn lên Quản lý, đó có thể là Trưởng bộ phận. Với nhân viên có người giám sát trực tiếp thì phải gửi đơn cho người giám sát này, sau đó mới gửi lên Trưởng bộ phận để xem xét, duyệt đơn xin nghỉ. Chẳng hạn, bạn là nhân viên Buồng phòng tại một khách sạn thì khi xin nghỉ việc, bạn phải gửi đơn cho Giám sát bộ phận Buồng phòng sau đó mới chuyển đơn lên Trưởng bộ phận Buồng phòng.

don xin nghi viec can chuyen len nguoi quan ly truc tiep xet duyet
Sau khi viết đơn nghỉ việc, bạn cần chuyển đơn lên sếp trực tiếp quản lý bạn để xét duyệt – Ảnh: Internet

Chuyển đơn lên phòng Nhân sự:

Khi đơn nghỉ việc của bạn đã được Quản lý xét duyệt, bạn chuyển đơn lên phòng Nhân sự để phòng Nhân sự xác nhận và gửi lên cho Giám đốc phê duyệt.

Thanh lý hợp đồng:

Nhân viên tiến hành thanh lý hợp đồng gồm: Hoàn thành các công việc cần thực hiện trước khi nghỉ việc theo biên bản bàn giao công việc, biên bản bàn giao các công cụ dụng cụ được cấp để phục vụ công việc, biên bản bàn giao có đính kèm mẫu, bản cam kết nghỉ việc.

Thanh toán các chế độ còn lại:

Sau khi thanh lý hợp đồng, bạn sẽ nhận được Quyết định nghỉ việc do Giám đốc ký. Phòng Kế toán và Hành chính nhân sự sẽ phối hợp để thanh toán cho bạn các khoản còn lại như lương, phụ cấp tính đến thời điểm nghỉ việc trong Quyết định nghỉ việc.

Đó là các bước trong quy trình nghỉ việc mà bạn cần thực hiện để đảm bảo nghỉ việc đúng quy định và xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp đến tận ngày làm việc cuối cùng.

Lưu ý gì khi nghỉ việc?

Bên cạnh việc thực hiện theo đúng quy trình nghỉ việc, bạn còn phải lưu ý một số vấn đề sau:

Nói chuyện với sếp trực tiếp về việc xin nghỉ:

Khi bạn có ý định nghỉ việc, chuyển chỗ làm, hãy giữ bí mật với đồng nghiệp xung quanh và báo cáo việc này đầu tiên với sếp quản lý trực tiếp. Đừng để sếp biết ý định nghỉ việc của bạn từ những lời bàn tán xung quanh, điều này sẽ khiến sếp nghĩ rằng bạn không tôn trọng sếp.

khi nghi viec hay noi voi xep truoc khi noi voi dong nghiep
Khi bạn định nghỉ việc, hãy nói với sếp đầu tiên trước khi nói với đồng nghiệp – Ảnh: Internet

Chọn thời điểm báo nghỉ việc:

Thời điểm báo trước nghỉ việc nên là:

  • 30 ngày đối với hợp đồng có thời hạn.
  • 45 ngày với hợp đồng không xác định thời hạn.
  • 3 ngày với hợp đồng thử việc 1 tháng.
  • 7 ngày với hợp đồng thử việc 2 tháng.

Nếu bạn là nhân viên đã làm việc được thời gian dài thì nên cân nhắc về thời điểm nghỉ việc, tránh xin nghỉ vào những thời điểm công ty rất bận và chưa có người thay thế. Vào những lúc như thế này, bạn cần bày tỏ thiện chí sẵn sàng ở lại giúp công ty thêm một thời gian nữa, nhưng tối đa không quá 3 tháng.

Làm việc chuyên nghiệp đến tận ngày cuối cùng:

Dù bạn bất bình với chính sách công ty hay mâu thuẫn với sếp, đồng nghiệp và đang cảm thấy vui sướng vì sắp nghỉ việc thì bạn vẫn phải giữ thái độ làm việc chuyên nghiệp đến tận ngày cuối cùng. Không bê trễ, bất cần, thiếu hợp tác, thay vào đó, hãy hoàn thành tốt mọi công việc còn lại của mình, bàn giao đầy đủ tài liệu và những gì liên quan đến công việc cho người sẽ đảm nhận với thái độ hòa nhã, nhiệt tình, tôn trọng. Bạn cũng nên tổ chức một buổi liên hoan nhẹ trước khi chính thức rời khỏi công ty.

Theo bà Marie McIntyre, tác giả cuốn sách “Bí mật để chiến thắng tại văn phòng”: “Người ta vẫn nói rằng bạn có thể đánh giá phẩm chất thực sự của một người qua cách họ thôi việc. Ngay cả khi bạn sung sướng đến phát cuồng khi được thoát khỏi công việc cũ, hãy cẩn thận chuyển giao công việc cho người kế nhiệm và chia tay với mọi người một cách thân thiện, vui vẻ.”

Thực hiện đầy đủ quy trình nghỉ việc và khéo léo, chuyên nghiệp khi nghỉ việc sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt đẹp với đồng nghiệp và cấp trên của bạn. Biết đâu đấy, khi bạn tìm công việc, sếp mới sẽ liên lạc với sếp cũ để hỏi về thái độ, phẩm chất của bạn và cách bạn làm việc, nghỉ việc tại công ty cũ là một điểm cộng.

Bài Viết Liên Quan