Nghề Phục Vụ: Những Tủi Hờn Có Được Đền Đáp?

Nghề Phục Vụ: Những Tủi Hờn Có Được Đền Đáp?

“Con ráng ăn ngoan rồi học giỏi mẹ thương, không ngoan là mai mốt mẹ cho đi làm phục vụ như tụi kia đó”, đứa trẻ nhìn tôi với ánh mắt hoang mang sau câu nói của mẹ nó khiến tôi đau lòng. Cái giá của nghề phục vụ, cái giá của sự đánh đổi mà tôi phải chịu, liệu rằng, những tủi hờn liệu rồi có được đền đáp? Tôi cứ băn khoăn mãi cho tương lai của mình sau quyết định ấy.

Với người lớn, con kiến chỉ là con kiến, chiếc bàn chỉ là chiếc bàn, con mèo thì nên bắt chuột, còn chó thì có nhiệm vụ giữ nhà, họ không giải thích được tại sao phải thế nhưng họ cũng chẳng mấy bận tâm đến việc đó, vì cả thế giới đều công nhân, chẳng việc gì phải nhức óc đi tìm câu trả lời. Nhưng với tụi nhỏ – tôi cũng đã từng, thì con kiến có lúc là kẻ xấu, chúng “trộm” những hạt gạo mà tôi lỡ làm rơi lúc ăn cơm, chúng hăng hái “chiếm” mất miếng xương cá lẽ ra phải dành cho con Ki – chú cún nhà tôi, khi thì chúng lại là đoàn quân dũng mãnh kéo nhau thành đoàn dài, hiên ngang “diễu hành” trên tường, thách thức đôi mắt tròn xoe đang ngạc nhiên của tôi. Còn chiếc bàn ư? Lạ lắm, chiếc bàn với tôi hồi xưa có thể “biến hình” đủ mọi thứ hay ho trên đời. Chiếc bàn không còn là chiếc bàn, chiếc bàn là ngai vàng của vua, là căn cứ của Sơn Tinh đang đợi Thủy Tinh đánh trận và lắm lúc, chiếc bàn là chỗ trú ẩn an toàn mà tôi tự huyễn hoặc mình mỗi lần muốn trốn đòn roi của ba. Mọi thứ khi ấy với tôi đều rộng lớn, thú vị và đẹp hơn rất nhiều. Cũng như cái cách mà tôi nhìn chị – người phục vụ trong nhà hàng – niềm ao ước với một con nhóc lên 7 tuổi.

Năm tôi lên 7, tôi xúng xính trong bộ đầm rộng thùng thình hớn hở được mẹ dẫn đi ăn đám cưới của một người bà con ở nhà hàng sang thiệt sang, tít tận dưới phố. Với một đứa 7 tuổi, chẳng mấy khi được lên phố chứ chưa nói gì đến chuyện được ngồi chễm chệ hẳn một chiếc ghế riêng trên bàn ăn thì nhà hàng quả là một mơ ước xa xỉ. Lúc đó thôi cứ nghĩ nhà hàng là một cung điện, to và rộng hệt như trong mấy bộ phim cổ trang Trung Quốc, có đi mòn chân cũng không hết. Tôi thích mọi thứ ở đó, từ chiếc bàn tròn được trải khăn trắng muốt, chiếc ly nhựa cứng trong suốt như thủy tinh, những món ngon mà tôi nghĩ chắc chẳng bao giờ được ăn lần nữa. Và cả chị – người phục vụ xinh đẹp – “tiên nữ” của tôi.

bai du thi nghe phuc vu
Tôi vẫn nhớ như in cái cách mà chị ấy cười và chăm chút cho tôi trong nhà hàng hôm đó tận tình thế nào

Khi mọi người vừa ngồi vào chỗ, chị – với nụ cười tươi rói trên môi, đã nhanh chóng đứng cạnh, giúp tôi trải khăn, rót coca vào ly rồi cắm thêm cho tôi cái ống hút, nhìn tôi với ánh mắt cực nhẹ nhàng. Nhiêu đó thôi cũng đủ làm tôi thích chị lắm rồi. Đến giờ tôi vẫn nhớ, dáng đi thật thẳng, giọng nói nhẹ nhàng, bờm tóc búi cao và nụ cười như trăng rằm ấy. Và đó cũng chính là lý do tôi yêu những người làm trong nhà hàng, mong muốn mình cũng trở thành một người được tất thảy yêu mến như vậy.

3 năm trước, tôi thi vào Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, sau thời gian đại cương, tôi đã quyết định chọn vào ngành Quản trị kinh doanh. Nhưng niềm yêu thích với nhà hàng với tôi vẫn chưa hết, nên khi được thầy định hướng cho việc làm sau này, tôi đã quả quyết mình sẽ theo tới cùng. Tôi bắt đầu đi làm phục vụ cho một nhà hàng Hàn Quốc trên quận 1, tất nhiên là tôi không biết nói tiếng Hàn và tiếng Anh cũng chưa đến mức chuẩn, nên anh quản lý dạy cho mấy đứa tôi những câu giao tiếp cơ bản. Lần đầu khoác lên người bộ đồ của người phục vụ, tôi không khỏi hồi hộp và lo lắng, dù cho cái nhìn của nghề với tôi bây giờ đã khác xa hồi bé. Tôi biết, nghề phục vụ vất vả đến nhường nào, nhưng tôi đã quyết định sẽ trở thành một nhà Quản lý nhà hàng trong tương lai, nhất định phải bắt đầu bằng nghề Phục vụ, bởi chẳng ai sẵn sàng thuê một đứa con gái mới ra trường không biết gì về nhà hàng ngoài những kiến thức sách vở về quản lý người khác cả, thầy tôi đã nói thế, và tôi tin thầy.

bai du thi nghe phuc vu 2
Tôi biết nghề phục vụ vất vả nhưng vẫn muốn dấn thân để thực hiện ước mơ của mình

Sau 3 ngày cố nhồi nhét hết mấy thứ cần phải nhớ, nào là tên gọi và giá các món ăn, thức uống, nào là vị trí bàn, nào là cách sắp xếp khăn và để dao nĩa đũa sao cho đúng, tôi bắt đầu công việc phục vụ. Gọi phục vụ cho sang một chút vậy thôi chứ tụi tôi vẫn gọi nhau là chân chạy bàn,. Vì ban ngày phải đi học nên tôi đi làm buổi tối, đến hơn 10h đêm nhà hàng mới đóng cửa, sau khi dọn dẹp thì cũng phải 11h đếm chúng tôi mới bắt đầu ra về. Mấy hôm đầu chưa quen việc, cả người ê ẩm và mệt mỏi đến nỗi vừa về tới phòng trọ là tôi đặt lưng xuống ngủ ngay, trễ cả buổi học sáng ngày sau đó.

Tôi học được rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tế từ lúc đi làm phục vụ. Nào là quy chuẩn an toàn vệ sinh trong nhà hàng, cách giao tiếp với khách, cách sắp xếp lại mọi thứ trong nhà hàng, xử lý tình huống, vân vân và mây mây. Tôi hào hứng kể cho thầy nghe về những “trái đào” ngọt đó. Nhưng lúc đứng dậy chào thầy về, tôi đã tủi thân đến mức òa khóc ngay trên đường, vì những tủi hờn mà tôi gặp phải, tôi chẳng dám kể với thầy, sợ thầy buồn, sợ thầy lo lắng.

Những ngày trong tuần, khách đến nhà hàng không đông mấy nên công việc nhẹ nhàng hơn chút đỉnh. Nhưng cứ đến cuối tuần, là chúng tôi phải tập trung cao độ và lấy hết năng lượng để phục vụ khách nhanh chóng, kiểu như “vắt chân lên cổ mà chạy” vậy. Thế mà cứ hễ đợi lâu một xíu – do nhà bếp làm đồ ăn không kịp, là khách lại gọi toi tới “mắng vốn”, nhiều lúc uất quá không chịu được mà vẫn phải cố nhịn, chứ khách mà “méc” quản lý thì coi như “xong đời” rồi. Có hôm, tôi còn bị mấy người khách Hàn ép uống sochu – rượu Hàn Quốc khi họ đã ngà ngà say. Tôi không dám làm họ phật ý, nên phải làm theo, lúc tôi cầm ly rượu lên, cả bàn vỗ tay rồi lấy đũa khua khua hưởng ứng, tự nhiên tôi cảm thấy tổn thương lòng tự trọng ghê gớm, tôi đi làm công việc bình thường, chỗ này cũng là nhà hàng sang trọng chứ đâu phải như mấy chỗ “đèn mờ”.

bai du thi nghe phuc vu 3
Có những mẩu chuyện nghê phục vụ, chẳng phải ai cũng hiểu

Chưa hết, có hôm tôi còn bị khách mắng oan vì không mang món lên cho họ, đến lúc kiểm tra thì hóa ra khách order nhầm, nhưng sau khi giải thích, họ còn la oang oang lên rằng lúc nãy chắc chắn gọi nhưng tại tôi ghi nhầm. Tôi biết mình lúc nào cũng cần phải hạ giọng xuống xin lỗi, họ mới hất tay bảo đi. Lúc đi ngang bàn kế bên, tôi còn nghe một vị khách nói với con mình “Con ráng ăn ngoan rồi học giỏi mẹ thương, không ngoan là mai mốt mẹ cho đi làm phục vụ như tụi kia đó”, đứa trẻ nhìn tôi với ánh mắt hoang mang sau câu nói của mẹ nó khiến tôi đau lòng. Tôi gượng cười bước đi, cố gắng hoàn thành công việc cho hết buổi.

Lúc về, tôi cứ nghĩ mãi: Cái giá của nghề phục vụ, cái giá của sự đánh đổi mà tôi phải chịu, liệu rằng, những tủi hờn liệu rồi có được đền đáp? Tôi bỗng băn khoăn cho tương lai của mình sau quyết định ấy. Dù gì tôi cũng là sinh viên đại học hẳn hoi, thành tích cũng chẳng thua kém bạn bè, tôi đi làm là để trải nghiệm, tích lũy vốn sống với kiến thức cho mai này, chứ đâu phải như họ nói. Nhưng rồi tôi giật mình với chính suy nghĩ của bản thân, nếu tôi cũng có suy nghĩ không hay, không tốt về nghề phục vụ, thì tôi đã tự làm tổn thương mình, tổn thương đồng nghiệp của tôi, bạn bè của tôi mất rồi. Tôi cần phải minh chứng cho họ thấy, nghề này là một nghề cần được trân trọng và cũng có cơ hội phát triển như bất cứ nghề nào.

Tôi nhắm mắt, mơ màng về bộ vest đen tôi đang mặc trên người, tóc tôi được búi cao, giấu sau cái bờm màu đen, tôi đang tươi cười đón khách vào nhà hàng và vỗ vai động viên những nhân viên – cộng sự của mình để hoàn thành tốt công việc.

Tôi nhận ra, mình vẫn yêu công việc này lắm.

Tôi mỉm cười, chìm vào giấc ngủ thật sâu sau những băn khoăn trăn trở ấy.


LTS: Chúng tôi xin giới thiệu bài dự thi của tác giả Đặng Thanh Mai – gửi tới cuộc thi viết Ngành Nhà hàng Khách sạn –  Thử thách và Vinh quang do Chefjob.vn tổ chức!

“Con ráng ăn ngoan rồi học giỏi mẹ thương, không ngoan là mai mốt mẹ cho đi làm phục vụ như tụi kia đó”, đứa trẻ nhìn tôi với ánh mắt hoang mang sau câu nói của mẹ nó khiến tôi đau lòng. Cái giá của nghề phục vụ, cái giá của sự đánh đổi mà tôi phải chịu, liệu rằng, những tủi hờn liệu rồi có được đền đáp? Tôi cứ băn khoăn mãi cho tương lai của mình sau quyết định ấy.

Với người lớn, con kiến chỉ là con kiến, chiếc bàn chỉ là chiếc bàn, con mèo thì nên bắt chuột, còn chó thì có nhiệm vụ giữ nhà, họ không giải thích được tại sao phải thế nhưng họ cũng chẳng mấy bận tâm đến việc đó, vì cả thế giới đều công nhân, chẳng việc gì phải nhức óc đi tìm câu trả lời. Nhưng với tụi nhỏ – tôi cũng đã từng, thì con kiến có lúc là kẻ xấu, chúng “trộm” những hạt gạo mà tôi lỡ làm rơi lúc ăn cơm, chúng hăng hái “chiếm” mất miếng xương cá lẽ ra phải dành cho con Ki – chú cún nhà tôi, khi thì chúng lại là đoàn quân dũng mãnh kéo nhau thành đoàn dài, hiên ngang “diễu hành” trên tường, thách thức đôi mắt tròn xoe đang ngạc nhiên của tôi. Còn chiếc bàn ư? Lạ lắm, chiếc bàn với tôi hồi xưa có thể “biến hình” đủ mọi thứ hay ho trên đời. Chiếc bàn không còn là chiếc bàn, chiếc bàn là ngai vàng của vua, là căn cứ của Sơn Tinh đang đợi Thủy Tinh đánh trận và lắm lúc, chiếc bàn là chỗ trú ẩn an toàn mà tôi tự huyễn hoặc mình mỗi lần muốn trốn đòn roi của ba. Mọi thứ khi ấy với tôi đều rộng lớn, thú vị và đẹp hơn rất nhiều. Cũng như cái cách mà tôi nhìn chị – người phục vụ trong nhà hàng – niềm ao ước với một con nhóc lên 7 tuổi.

Năm tôi lên 7, tôi xúng xính trong bộ đầm rộng thùng thình hớn hở được mẹ dẫn đi ăn đám cưới của một người bà con ở nhà hàng sang thiệt sang, tít tận dưới phố. Với một đứa 7 tuổi, chẳng mấy khi được lên phố chứ chưa nói gì đến chuyện được ngồi chễm chệ hẳn một chiếc ghế riêng trên bàn ăn thì nhà hàng quả là một mơ ước xa xỉ. Lúc đó thôi cứ nghĩ nhà hàng là một cung điện, to và rộng hệt như trong mấy bộ phim cổ trang Trung Quốc, có đi mòn chân cũng không hết. Tôi thích mọi thứ ở đó, từ chiếc bàn tròn được trải khăn trắng muốt, chiếc ly nhựa cứng trong suốt như thủy tinh, những món ngon mà tôi nghĩ chắc chẳng bao giờ được ăn lần nữa. Và cả chị – người phục vụ xinh đẹp – “tiên nữ” của tôi.

bai du thi nghe phuc vu
Tôi vẫn nhớ như in cái cách mà chị ấy cười và chăm chút cho tôi trong nhà hàng hôm đó tận tình thế nào

Khi mọi người vừa ngồi vào chỗ, chị – với nụ cười tươi rói trên môi, đã nhanh chóng đứng cạnh, giúp tôi trải khăn, rót coca vào ly rồi cắm thêm cho tôi cái ống hút, nhìn tôi với ánh mắt cực nhẹ nhàng. Nhiêu đó thôi cũng đủ làm tôi thích chị lắm rồi. Đến giờ tôi vẫn nhớ, dáng đi thật thẳng, giọng nói nhẹ nhàng, bờm tóc búi cao và nụ cười như trăng rằm ấy. Và đó cũng chính là lý do tôi yêu những người làm trong nhà hàng, mong muốn mình cũng trở thành một người được tất thảy yêu mến như vậy.

3 năm trước, tôi thi vào Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, sau thời gian đại cương, tôi đã quyết định chọn vào ngành Quản trị kinh doanh. Nhưng niềm yêu thích với nhà hàng với tôi vẫn chưa hết, nên khi được thầy định hướng cho việc làm sau này, tôi đã quả quyết mình sẽ theo tới cùng. Tôi bắt đầu đi làm phục vụ cho một nhà hàng Hàn Quốc trên quận 1, tất nhiên là tôi không biết nói tiếng Hàn và tiếng Anh cũng chưa đến mức chuẩn, nên anh quản lý dạy cho mấy đứa tôi những câu giao tiếp cơ bản. Lần đầu khoác lên người bộ đồ của người phục vụ, tôi không khỏi hồi hộp và lo lắng, dù cho cái nhìn của nghề với tôi bây giờ đã khác xa hồi bé. Tôi biết, nghề phục vụ vất vả đến nhường nào, nhưng tôi đã quyết định sẽ trở thành một nhà Quản lý nhà hàng trong tương lai, nhất định phải bắt đầu bằng nghề Phục vụ, bởi chẳng ai sẵn sàng thuê một đứa con gái mới ra trường không biết gì về nhà hàng ngoài những kiến thức sách vở về quản lý người khác cả, thầy tôi đã nói thế, và tôi tin thầy.

bai du thi nghe phuc vu 2
Tôi biết nghề phục vụ vất vả nhưng vẫn muốn dấn thân để thực hiện ước mơ của mình

Sau 3 ngày cố nhồi nhét hết mấy thứ cần phải nhớ, nào là tên gọi và giá các món ăn, thức uống, nào là vị trí bàn, nào là cách sắp xếp khăn và để dao nĩa đũa sao cho đúng, tôi bắt đầu công việc phục vụ. Gọi phục vụ cho sang một chút vậy thôi chứ tụi tôi vẫn gọi nhau là chân chạy bàn,. Vì ban ngày phải đi học nên tôi đi làm buổi tối, đến hơn 10h đêm nhà hàng mới đóng cửa, sau khi dọn dẹp thì cũng phải 11h đếm chúng tôi mới bắt đầu ra về. Mấy hôm đầu chưa quen việc, cả người ê ẩm và mệt mỏi đến nỗi vừa về tới phòng trọ là tôi đặt lưng xuống ngủ ngay, trễ cả buổi học sáng ngày sau đó.

Tôi học được rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tế từ lúc đi làm phục vụ. Nào là quy chuẩn an toàn vệ sinh trong nhà hàng, cách giao tiếp với khách, cách sắp xếp lại mọi thứ trong nhà hàng, xử lý tình huống, vân vân và mây mây. Tôi hào hứng kể cho thầy nghe về những “trái đào” ngọt đó. Nhưng lúc đứng dậy chào thầy về, tôi đã tủi thân đến mức òa khóc ngay trên đường, vì những tủi hờn mà tôi gặp phải, tôi chẳng dám kể với thầy, sợ thầy buồn, sợ thầy lo lắng.

Những ngày trong tuần, khách đến nhà hàng không đông mấy nên công việc nhẹ nhàng hơn chút đỉnh. Nhưng cứ đến cuối tuần, là chúng tôi phải tập trung cao độ và lấy hết năng lượng để phục vụ khách nhanh chóng, kiểu như “vắt chân lên cổ mà chạy” vậy. Thế mà cứ hễ đợi lâu một xíu – do nhà bếp làm đồ ăn không kịp, là khách lại gọi toi tới “mắng vốn”, nhiều lúc uất quá không chịu được mà vẫn phải cố nhịn, chứ khách mà “méc” quản lý thì coi như “xong đời” rồi. Có hôm, tôi còn bị mấy người khách Hàn ép uống sochu – rượu Hàn Quốc khi họ đã ngà ngà say. Tôi không dám làm họ phật ý, nên phải làm theo, lúc tôi cầm ly rượu lên, cả bàn vỗ tay rồi lấy đũa khua khua hưởng ứng, tự nhiên tôi cảm thấy tổn thương lòng tự trọng ghê gớm, tôi đi làm công việc bình thường, chỗ này cũng là nhà hàng sang trọng chứ đâu phải như mấy chỗ “đèn mờ”.

bai du thi nghe phuc vu 3
Có những mẩu chuyện nghê phục vụ, chẳng phải ai cũng hiểu

Chưa hết, có hôm tôi còn bị khách mắng oan vì không mang món lên cho họ, đến lúc kiểm tra thì hóa ra khách order nhầm, nhưng sau khi giải thích, họ còn la oang oang lên rằng lúc nãy chắc chắn gọi nhưng tại tôi ghi nhầm. Tôi biết mình lúc nào cũng cần phải hạ giọng xuống xin lỗi, họ mới hất tay bảo đi. Lúc đi ngang bàn kế bên, tôi còn nghe một vị khách nói với con mình “Con ráng ăn ngoan rồi học giỏi mẹ thương, không ngoan là mai mốt mẹ cho đi làm phục vụ như tụi kia đó”, đứa trẻ nhìn tôi với ánh mắt hoang mang sau câu nói của mẹ nó khiến tôi đau lòng. Tôi gượng cười bước đi, cố gắng hoàn thành công việc cho hết buổi.

Lúc về, tôi cứ nghĩ mãi: Cái giá của nghề phục vụ, cái giá của sự đánh đổi mà tôi phải chịu, liệu rằng, những tủi hờn liệu rồi có được đền đáp? Tôi bỗng băn khoăn cho tương lai của mình sau quyết định ấy. Dù gì tôi cũng là sinh viên đại học hẳn hoi, thành tích cũng chẳng thua kém bạn bè, tôi đi làm là để trải nghiệm, tích lũy vốn sống với kiến thức cho mai này, chứ đâu phải như họ nói. Nhưng rồi tôi giật mình với chính suy nghĩ của bản thân, nếu tôi cũng có suy nghĩ không hay, không tốt về nghề phục vụ, thì tôi đã tự làm tổn thương mình, tổn thương đồng nghiệp của tôi, bạn bè của tôi mất rồi. Tôi cần phải minh chứng cho họ thấy, nghề này là một nghề cần được trân trọng và cũng có cơ hội phát triển như bất cứ nghề nào.

Tôi nhắm mắt, mơ màng về bộ vest đen tôi đang mặc trên người, tóc tôi được búi cao, giấu sau cái bờm màu đen, tôi đang tươi cười đón khách vào nhà hàng và vỗ vai động viên những nhân viên – cộng sự của mình để hoàn thành tốt công việc.

Tôi nhận ra, mình vẫn yêu công việc này lắm.

Tôi mỉm cười, chìm vào giấc ngủ thật sâu sau những băn khoăn trăn trở ấy.


LTS: Chúng tôi xin giới thiệu bài dự thi của tác giả Đặng Thanh Mai – gửi tới cuộc thi viết Ngành Nhà hàng Khách sạn –  Thử thách và Vinh quang do Chefjob.vn tổ chức!

Bài Viết Liên Quan