Fred Deluca – Ông Chủ Subway Khởi Nghiệp Chỉ Với 1.000 USD

Fred Deluca – Ông Chủ Subway Khởi Nghiệp Chỉ Với 1.000 USD

Đối với tín đồ thức ăn nhanh, chuỗi cửa hàng Subway đã không còn quá xa lạ. Thế nhưng, ít ai biết được để làm nên hệ thống nổi tiếng toàn cầu như ngày nay, Fred Deluca – ông chủ Subway đã khởi nghiệp chỉ với nguồn đầu tư vỏn vẹn 1.000 USD. Con đường nào đã dẫn lối, đưa ông đến thành công như bây giờ?

fred deluca ong chu subwayFred Deluca – Ông chủ hệ thống thức ăn nhanh Subway nổi tiếng toàn cầu – Ảnh: Internet

Theo thống kê từ tập đoàn, hệ thống thức ăn nhanh Subway đã có mặt trên 80 nước, cùng với sự xuất hiện của hơn 25.000 cửa hàng. Mỗi ngày trôi qua, Subway bán được gần 5 triệu bánh mì kẹp, pho-mát hay xúc xích trên toàn thế giới. Doanh thu này giúp Subway trở thành đối thủ “đáng gờm” của “ông trùm” McDonald’s. Một thương hiệu Ẩm thực hàng đầu thế giới đã được phát triển như thế nào? Hãy cùng theo chân Fred Deluca khám phá 3 yếu tố chính làm nên thành công này nhé.

Thành công vì… biết nghe lời

Fred Deluca sinh ra và lớn lên ở Bridgeport, bang Connecticut (Mỹ). Từ nhỏ, ông đã trải qua cuộc sống cơ cực, đầy khó khăn và bần hàn. Mọi thứ thay đổi trong một lần ông đến dự buổi tân gia của Peter Buck – một người bạn lâu năm của gia đình. Fred Deluca tâm sự về hoàn cảnh hiện tại và mong muốn được giúp đỡ tài chính. Peter Buck khuyên ông nên kinh doanh, mở một cửa hàng bánh mì và kiếm thu nhập từ công việc đó. Trước sự ngạc nhiên của gia đình, Fred Deluca đã quyết định nghe lời chú.

Sau lời gợi ý đơn giản về cách mở một quầy bán bánh mì, Fred Deluca đã khởi nghiệp. Nhận thấy sự quyết tâm mạnh mẽ của cậu bé, Peter Buck quyết định cho Fred Deluca mượn 1.000 USD để thuê cửa hàng và bày một chiếc bàn bán bánh mì. Ban đầu, cửa hàng có tên là Submarine, sau đó ông đổi thành Subway cho dễ đọc và chính thức đăng ký thương hiệu dưới tên này.

quay banh mi subwayNguyên liệu được sử dụng trong ngày và khách quan sát trực tiếp quy trình – Ảnh: Internet

Thành công vì chịu thay đổi

Mặc dù sản phẩm của Subway luôn ít chất béo, nhưng ban đầu chúng chỉ được giới thiệu như loại bánh mì thông thường. Do vậy khi thị hiếu thay đổi, Subway trở thành thương hiệu thực phẩm tốt cho sức khỏe. Khả năng thích ứng, sẵn sàng thay đổi của Subway đã đưa chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh trụ vững bên cạnh các “ông lớn” cùng ngành.

Thành công vì biết chia sẻ

Toàn bộ nguyên liệu sử dụng tại cửa hàng của Fred Deluca đều được sử dụng trong ngày. Khách hàng không chỉ được tự thiết kế chiếc bánh mì kẹp theo sở thích của mình mà còn có cơ hội chiêm ngưỡng quy trình làm bánh, ngay cả kẹp nguyên liệu, nướng bánh… Khi cửa hàng đầu tiên quá đông khách, ông phải tuyển thêm người nhưng khó có đủ không gian phục vụ. Fred Deluca quyết định mở thêm cửa hàng ở khu vực gần đó và đến năm 1974, ông đã có 16 cửa hàng trong khu vực.

Lượng khách vẫn không ngừng tăng lên, Fred Deluca tìm đến Peter Buck để xin lời khuyên và ý tưởng nhượng quyền đã bắt đầu nảy sinh. Ông hỗ trợ đối tác nhượng quyền về thiết kế, tổ chức cửa hàng, kế hoạch mua nguyên liệu, công thức làm bánh mì cũng như chiến lược marketing, quảng cáo… Nhờ đó, số lượng cửa hàng Subway trên thế giới hiện nay đã lên đến con số chục nghìn và số lượng khách hàng ở các cửa hàng vẫn đông đúc.

mot cua hang subwayCửa hàng Subway xuất hiện trên toàn thế giới – Ảnh: Internet

Subway đã và đang thâm nhập từng phân khúc thị trường nhờ lợi thế về sản phẩm tốt cho sức khỏe. Không dừng lại là cửa hàng thức ăn nhanh, Fred Deluca đã đưa tên tuổi thương hiệu Subway lên một tầm cao nhất định. Qua câu chuyện của Fred Deluca, Chefjob nhận thấy rằng, khởi nghiệp với số tiền đầu tư bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là bạn biết cách sử dụng và đưa ra chiến lược phù hợp nhất.

Tin liên quan

Kinh Doanh Nhà Hàng: Nhất Định Phải Biết Combo Là Gì?

Hành Trình Đưa Jollibee Đi Vào Huyền Thoại Của “Chú Ong” Tony Tan Caktiong

Bài Viết Liên Quan