Cá hồi áp chảo bơ chanh, cá hồi xốt cam, cá hồi xốt nấm kiểu Ý, sashimi cá hồi… là những món thường thấy trong thực đơn nhà hàng hạng sang được thực khách yêu thích. Mỗi món ăn sẽ có tiêu chuẩn cắt thái cá hồi riêng nên Đầu bếp chuyên nghiệp cần thành thục kỹ năng sơ chế cá hồi để món ăn đạt yêu cầu.
Mỗi món ăn có một tiêu chuẩn cắt thái cá hồi riêng – Ảnh: Internet
Vậy, bạn đã biết các kiểu cắt thái cá hồi “kiểu mẫu” mà Đầu bếp chuyên nghiệp cần thành thạo chưa? Ngay bây giờ, hãy cùng Chefjob.vn đi tìm câu trả lời với chia sẻ từ chuyên gia nhé.
Fillet
Fillet là một trong những kỹ thuật thông dụng mà các Đầu bếp sử dụng để sơ chế cá hồi, người Việt thường gọi là phi lê. Đầu bếp sẽ chọn phần ngon và giàu dinh dưỡng nhất của cá hồi để cắt thái, sau đó mang rán chín hoặc nướng cùng gia vị: Fillet cá hồi chiên giòn xốt cay, fillet cá hồi mù tạt khô, fillet cá hồi nướng…
Phi lê cá hồi là phương pháp sơ chế được sử dụng phổ biến – Ảnh: Internet
Salmon loins
Salmon loins được hiểu là thăn cá hồi, là phần thịt cá hồi được cắt ra thành từng miếng có độ dài – dày đồng đều nhau. Các Đầu bếp thường chọn kiểu thăn cá hồi dùng cho các món nướng hoặc sashimi.
Thăn cá hồi đồng đều nhờ tay nghề Đầu bếp chuyên nghiệp – Ảnh: Internet
Băm nhỏ
Cơm rang cá hồi, cháo cá hồi, chả cá hồi, hamburger cá hồi… là những món ăn hấp dẫn không chỉ khách Việt mà cả khách nước ngoài cũng thế. Để món ăn đúng tiêu chuẩn, các Đầu bếp sẽ băm nhỏ cá hồi trước tiên.
Cá hồi băm nhỏ được chế biến thành nhiều món khác nhau – Ảnh: Internet
Thái lẩu
Lẩu cá hồi là món ăn được thực khách phương Đông yêu thích, tùy vào sở thích của khách mà các Đầu bếp sẽ “yêu chiều” để lọc sạch da hoặc để nguyên miếng có da. Bên cạnh đó, người Việt còn rất chuộng món lẩu từ đầu cá hồi.
Món lẩu cá hồi được người phương Đông yêu thích – Ảnh: Internet
Thái gỏi
Thái gỏi được Đầu bếp chuyên nghiệp áp dụng khi chế biến gỏi cá hồi sống – sashimi cá hồi, chúng thường mỏng hơn với thái lẩu. Kích thước thường gặp mỗi lát cá hồi là: Chiều dài 4cm; chiều rộng 2,5cm; dày 0,5cm; tùy vào từng nhà hàng mà kích thước này có thể thay đổi đôi chút. Gỏi cá hồi trọn vị khi được thưởng thức cùng mù tạt, xì dầu và một ít gừng hồng ngâm giấm đỏ Nhật.
Nhiều thực khách mê mẩn sashimi cá hồi – Ảnh: Internet
Thái miếng vuông
Bạn biết hạt lựu chứ? Các Đầu bếp khi chế biến mì Ý xốt cá hồi, xiên nướng cá hồi… cũng sẽ thái cá hồi thành những miếng hình vuông giống hạt lựu nhưng có kích thước lớn hơn.
Cá hồi thái miếng vuông đẹp mắt – Ảnh: Internet
Cắt khúc
Hầu hết các Đầu bếp chuyên nghiệp sẽ chỉ dùng thịt cá hồi, tức là đã lọc hẳn xương trước khi chế biến món ăn. Song ở một số nhà hàng tại Việt Nam, các Đầu bếp vẫn áp dụng kiểu cá hồi cắt khúc cho các món nướng hoặc rán, đem đến “diện mạo” mới lạ, hấp dẫn riêng.
Cắt khúc cá hồi vẫn được các Đầu bếp áp dụng cho nhiều món ăn – Ảnh: Internet
Cá hồi có màu đỏ cam óng ánh đẹp mắt và chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là dồi dào nguồn axit béo omega-3. Không những ngon miệng, cá hồi còn giúp cơ thể ngăn ngừa cholesterol, giảm nguy cơ cao huyết áp, bảo vệ hệ tim mạch, giảm quá trình lão hóa… phù hợp cho mọi lứa tuổi. Đó là lý do tại sao cá hồi đặc biệt được thực khách khắp thế giới yêu thích đến vậy. Và để phục vụ thực khách tốt nhất, các Đầu bếp đã sáng tạo ra những món ăn hấp dẫn khác nhau.
Trên đây là 7 kiểu sơ chế cá hồi phổ biến tại nhà hàng được chuyên gia ẩm thực gợi ý, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích, trở thành Đầu bếp chuyên cá hồi xuất sắc. Bạn có tự tin về kỹ năng sơ chế cá hồi của mình? Khoe ngay thành phẩm bạn ưng ý nhất khi chế biến cá hồi cùng Chefjob.vn nhé.
Tin liên quan
Muốn Trở Thành Đầu Bếp Giỏi, Nhất Định Phải Biết Sous Vide
Đầu Bếp Sushi: Hành Trình Khổ Luyện Hàng Thập Kỷ Để Thành Công