Xây dựng bảng tính lương nhân viên là công việc quan trọng của mỗi doanh nghiệp, thay thế cho phương pháp tính lương truyền thống trước đây. Quy trình xây dựng thang bảng lương mỗi năm lại có sự thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế, đòi hỏi nhân sự làm công việc này phải liên tục cập nhật.
Thang bảng lương giúp nhân viên kiểm tra hệ số lương hàng tháng của mình – Ảnh: Internet
Việc xây dựng bảng lương đòi hỏi phải đúng quy định của Pháp luật, tiêu chuẩn chung của ngành nghề và doanh nghiệp. Do đó, cả nhân sự đảm nhiệm công việc tính lương và người lao động cần hiểu rõ cách tính lương theo hệ số để đảm bảo thu nhập của nhân sự được chính xác. Chefjob.vn sẽ giúp bạn nắm chắc quy trình, phương pháp tính toán quan trọng này.
Mục đích xây dựng quy chế lương
Việc xây dựng quy chế lương giúp duy trì đội ngũ nhân viên hiện tại, đảm bảo đối xử công bằng và tăng năng suất lao động. Quy chế lương được xây dựng dựa trên các cơ sở:
- Quy định của Pháp luật: Vấn đề lương bổng luôn phải tuân thủ đúng các quy định của Pháp luật, lưu ý đến mức lương tối thiểu mà Nhà nước quy định, lương thử việc, lương thời vụ, lương trong thời kỳ thai sản, ốm đau, nghỉ việc…
- Thị trường bên ngoài: Doanh nghiệp cần khảo sát mức lương trên thị trường lao động chung, của đối thủ cạnh tranh để có sự điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, khi xác định mức lương cần xem xét đến yếu tố biến động của giá cả sinh hoạt vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu cơ bản của con người.
- Các yếu tố bên trong doanh nghiệp: Quỹ tiền lương của doanh nghiệp, giá trị công việc, thâm niên công tác, kết quả làm việc… cũng là những yếu tố quyết định đến quy chế lương của mỗi cá nhân.
Xây dựng thang bảng lương có nhiều hình thức khác nhau – Ảnh: Internet
Xây dựng bảng tính lương nhân viên cần lưu ý gì?
Thang lương được xây dựng dựa trên quy định của tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp mà nhân viên đang công tác. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của vị trí có trình độ cao nhất so với chức danh có yêu cầu trình độ thấp nhất. Số bậc thang lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh cụ thể của mỗi người. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề ít nhất bằng 5%, khuyến khích người lao động nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn.
Việc xây dựng thang bảng lương phải đảm bảo bình đẳng, không phân biệt giới tính, dân tộc, màu da, tình trạng hôn nhân, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng… Ngoài ra, thang lương, bảng lương phải được kiểm tra định kỳ để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp tình hình thực tế, đảm bảo quy định của Pháp luật. Bất kỳ sự thay đổi nào về bảng lương đều phải được tham khảo ý kiến của đại diện doanh nghiệp, công khai với người lao động và báo cáo về cơ quan nhà nước quản lý về lao động.
Bảng lương 2019 có gì thay đổi?
Năm 2019, bảng lương của hầu hết nhân sự đều có sự khác biệt vì Nhà nước vừa có sự thay đổi hệ số lương năm 2019. Cụ thể, theo văn bản được Hội đồng tiền lương quốc gia thông báo, lương cơ bản năm 2019 sẽ tăng 5,3% so với năm 2018. Theo đó, người lao động ở các vùng quy định sẽ nhận thêm khoảng 160,000 – 200,000 đồng/ tháng. Sự thay đổi này đồng nghĩa với việc cách tính lương cơ bản sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp, kịp thời chi trả cho người lao động.
Việc xây dựng bảng lương cần chính xác, rõ ràng và đúng quy định – Ảnh: Internet
Lương, thưởng luôn là vấn đề nhạy cảm, đòi hỏi những ai làm công tác nhân sự phải cẩn thận tính toán để bảng lương nhân viên luôn chính xác, hợp lý. Những lưu ý mà Chefjob vừa chia sẻ sẽ giúp bạn biết cách xây dựng bảng tính lương nhân viên, đồng thời nâng cao kiến thức về lương, dễ dàng kiểm tra bảng lương cá nhân của mình.
Tin liên quan
Hệ Số, Mức Lương Cơ Bản (Cơ Sở) – Lương Tối Thiểu Vùng 2019
Mẫu Bảng Chấm Công Và Phương Pháp Ghi Bảng Chấm Công Chuẩn Nhất