Với độ phổ biến hiện nay, không thể phủ nhận sức hút của sushi trên khắp thế giới. Sự phong phú, đa dạng về chủng loại sushi giúp thực khách có nhiều cho mình những lựa chọn. Và để khiến thực khách “ăn là ghiền” sushi, các Đầu bếp chuyên nghiệp “cầm trịch” chế biến sushi luôn có những “mật mã” mà không phải ai cũng nắm rõ.
Đầu bếp sushi nắm giữ những “bí mật” để món ăn trở nên tuyệt vời hơn – Ảnh: Internet
Mặc dù “cuộc chiến” nguồn gốc của sushi ở Nhật Bản hay Đông Nam Á vẫn chưa đến hồi kết, những tín đồ vẫn chẳng bận lòng mấy bởi điều quan trọng nhất với họ là được thưởng thức món ăn tuyệt vời này. Và các Đầu bếp sushi luôn biết cách làm hài lòng thực khách của mình với những “món nghề” riêng.
Một nửa tuyệt vời của sushi đến từ cơm
Chỉ là gạo nấu thành cơm để ăn kèm với các thực phẩm khác, tưởng chừng như rất đơn giản nhưng cơm được đánh giá là yếu tố quan trọng hàng đầu của sushi. Gạo chất lượng, mềm dẻo vừa đủ, dễ kết dính để làm sushi là những quan tâm đầu tiên mà Đầu bếp hướng đến đầu tiên. Để cho kết cấu và hương vị cơm được tối ưu, Đầu bếp sushi sẽ cho một ít giấm trộn vào cơm và giữ cơm dao động quanh mức nhiệt độ cơ thể, tức là 30 – 37 độ C.
Cơm rất quan trọng trong sushi – Ảnh: Internnet
Tương tác của Đầu bếp trong quầy sushi
Thông thường, ở các nhà hàng, khách sạn, gian sushi được thiết kế theo quầy mở nhằm giúp thực khách được tư vấn, trao đổi thông tin món ăn dễ dàng với Đầu bếp. Chính vì thế, các Đầu bếp sushi thường tạo ra “mật mã” giao tiếp đặc biệt. Ví như khi muốn nhờ đồng nghiệp hỗ trợ vị trí của mình để đi vệ sinh, họ sẽ thầm thì với nhau bằng “544”; khi nói “namida” – nghĩa là nước mắt thì họ đang muốn ám chỉ wasabi; còn “murasaki” – tức là màu tím thì ám chỉ nước tương…
Các Đầu bếp sushi luôn có những “mật mã” riêng để tương tác với nhau trong quầy – Ảnh: Internet
Không phải toàn bộ sushi đều lấy từ thực phẩm địa phương
Như Chefjob.vn đã đề cập ở trên, thế giới sushi rất phong phú, đa dạng về chủng loại và đặc biệt là hướng đến tiêu chí sạch, tươi mới, ngon miệng, đẹp mắt. Vậy nên các Đầu bếp thường lựa chọn nguồn thực phẩm ngay tại địa phương để chế biến sushi. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp nguồn thực phẩm ở vùng/ miền đó không có hoặc không đủ tươi, ngon do trái mùa nên Đầu bếp vẫn sẽ lựa chọn nhập từ khắp nơi trên thế giới. Tất nhiên, chúng sẽ được bảo quản một cách kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng.
Kỹ thuật cắt sushi makimono hoàn hảo
Để có những miếng sushi đẹp đều mà nhiều nhất là loại sushi makimono, các Đầu bếp nhất định phải biết cách điều khiển con dao một cách linh hoạt. Đầu bếp sẽ bắt đầu với phần gót sao dao, tức là góc cuối lưỡi dao ở một góc 45 độ, sau đó dùng toàn bộ lưỡi dao cắt một nửa cuộn sushi. Và cuối cùng bạn kết thúc việc cắt sushi sao cho lưỡi dao song song với thớt rồi cắt về phía trước chứ không tạo áp lực lên dao bởi vô tình, bạn sẽ làm dẹt makimono.
Cắt làm sao để các miếng sushi đẹp và đều nhau là tiêu chuẩn cơ bản của một Đầu bếp sushi – Ảnh: Internet
Sử dụng công nghệ để làm sushi
Ngày trước, việc sử dụng công nghệ bị “cấm cửa” trong nhà hàng sushi, tuy nhiên hiện nay, rất nhiều nhà hàng đã ứng dụng thiết bị máy móc hiện đại vào nhằm tăng tốc độ phục vụ. Tất nhiên, họ chỉ sử dụng một phần nào đó như máy tính bảng gọi món, máy rửa bát, robot phụ làm sushi… các Đầu bếp sushi vẫn là nhân tố quyết định tạo nên chất lượng hương vị món ăn.
Bát nước lạnh trong quầy chế biến sushi
Sự ẩm ướt và nhiệt độ lạnh của nước sẽ ngăn không cho gạo dính vào tay nên các Đầu bếp sushi luôn để một bát nước lạnh trong khu vực chế biến. Đây được biết đến là “bí kíp” đơn giản nhất để tạo ra món sushi tuyệt vời của các Đầu bếp chuyên nghiệp.
Bạn đang theo đuổi con đường nấu nướng chuyên nghiệp?
Sở trưởng của bạn là ẩm thực Nhật?
Vậy bạn còn biết thêm bí quyết nào để chế biến sushi ngon không? Hãy chia sẻ ngay ở phần bình luận bên dưới nhé.
Tin liên quan
Đầu Bếp Sushi: Hành Trình Khổ Luyện Hàng Thập Kỷ Để Thành Công
Lắng Nghe Câu Chuyện Đầy Thú Vị Về Sushi Và Nghề Bếp Của Yoji Kitayama