Không phải ngẫu nhiên mà Wal-Mart trở thành tập đoàn bán lẻ lớn nhất hiện nay, tất cả đều nhờ vào tại kinh doanh và bí quyết quản lý nhân sự của ông chủ Sam Walton của Wal-mart. Nếu đang ở vị trí lãnh đạo hay muốn bắt tay vào khởi nghiệp thì cuốn cẩm nang của Sam Walton chắc chắn sẽ giúp bạn rất nhiều để tiến gần hơn với hai chữ thành công.
Wal-mart là hệ thống bán lẻ lớn nhất thế giới hiện nay – Ảnh: Internet
Mặc dù đã qua đời vào năm 1992 nhưng mỗi khi nhắc đến Wal-mart, người ta chẳng thể nào quên đi cái tên Sam Walton đã dành cả tâm huyết cuộc đời để tạo nên một trong những thương hiệu nổi tiếng bậc nhất thế giới. Trong cuốn sách tự truyện của Sam Walton – “Made in America”, Sam Walton đã đưa 10 bí quyết thành công vào đó, giúp người đọc dễ dàng nhận ra những giá trị cần thiết của một nhà kinh doanh. Dĩ nhiên, với các nhà lãnh đạo Nhà hàng – Khách sạn, một ngành Dịch vụ cần sự nhạy bén và linh hoạt thì đây hẳn là cuốn cẩm nang đáng để học hỏi. Ngay bây giờ, hãy cùng Chefjob điểm lại 10 bí quyết thành công của ông chủ Wal-Mart.
1. Say mê công việc
Có một sự thật là, chỉ khi bạn yêu thích công việc đó thì bạn mới toàn tâm toàn ý và cố gắng hoàn thành nó ở mức tốt nhất. Và như một lẽ tự nhiên, nếu bạn thể hiện đam mê của mình, những người xung quanh cũng sẽ nhanh chóng cảm nhận được nhiệt huyết lan tỏa từ bạn để đồng hành và cố gắng. Là ngành dịch vụ xem khách hàng như thượng đế, những người làm trong ngành Nhà hàng – Khách sạn cần có niềm say mê với nghề, với việc làm của mình lớn thì mới có thể vượt qua trở ngại.
Chân dung ông chủ Wal-mart, người đã dành trọn niềm say mê với công việc – Ảnh: Internet
2. Xem nhân viên là đối tác, cùng chia sẻ lợi nhuận
Bạn cần hiểu rằng, nguồn nhân lực chính là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp phát triển. Trong ngành Nhà hàng – Khách sạn thì nhân sự lại càng quan trọng hơn. Một nhà hàng không thể kinh doanh nếu thiếu đi vị trí Đầu bếp, một khách sạn chẳng thể hoạt động tốt nếu thiếu nhân viên Buồng phòng tận tâm. Do vậy, các nhà quản lý cần biết cách thể hiện quyền lực của mình đúng lúc, đúng chỗ, đừng nên khắt khe trong việc phân biệt chủ – tớ. Hãy xem họ là cộng sự, đối tác của mình và cùng chia sẻ lợi nhuận để tất cả thấy được tầm quan trọng lẫn lợi ích bản thân, từ đó cùng cố gắng.
3. Khơi nguồn cảm hứng, mở rộng cơ hội nghề nghiệp
Wal-mart đã chỉ ra rằng bên cạnh tiền bạc thì có rất nhiều yếu tố khác tạo động lực cho nhân viên làm việc. Vậy nên, những nhà quản lý cần tạo cho họ động lực, khuyến khích thi đua, khơi nguồn cảm hứng bằng cơ hội học tập, phát triển nghề nghiệp, phần thưởng,… Đừng để chính bản thân mình và nhân viên rơi vào sự nhàm chán trong công việc.
4. Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp với khách hàng để nắm bắt thị hiếu, giao tiếp với đối tác để cùng đồng hành phát triển, giao tiếp với nhân viên để nỗ lực xây dựng tập thể vững mạnh. Muốn thành công giỏi, nhất định phải có kỹ năng giao tiếp “cừ”.
5. Biết ghi nhận và khen thưởng đóng góp của nhân viên
Muốn được ghi nhận đóng góp là tâm lý chung của nhân viên, bởi khi được tán dương năng lực và kết quả sẽ giúp họ có thêm động lực để làm việc, cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp. Hơn thế, được sếp quan tâm và đánh giá cao là yếu tố giữ chân nhân viên ở lại, gắn bó với đơn vị nhiều hơn.
Nhiều bài học của Sam Walton được nhiều người áp dụng – Ảnh: Internet
6. Không “ngủ quên” trên chiến thắng, không bi quan
Khi có được kết quả tốt, bước tiến mới trong công việc thì chuyện tự hào về bản thân và vui mừng là điều dĩ nhiên. Và mỗi lần gặp phải thất bại, bạn cũng có quyền buồn đau. Tuy nhiên, hãy biết cân bằng tinh thần: Không được “ngủ quên” trên chiến thắng, không được bi quan bởi với một người kinh doanh, điều này chẳng hề tốt chút nào. Tiếp tục làm việc, tiếp tục lập kế hoạch, tiếp tục cố gắng, bạn sẽ còn phát triển hơn nữa.
7. Biết lắng nghe
Đây là một điều nên có ở những người kinh doanh, nhất là với ngành Nhà hàng – Khách sạn. Lắng nghe ý kiến khách hàng để đánh giá lại chất lượng dịch vụ của đơn vị, lắng nghe ý kiến đối tác để đưa ra mối liên kết hợp lý nhất, lắng nghe ý kiến của nhân viên để cải thiện các vấn đề còn tồn đọng. Và biết đâu, nhiều ý tưởng hấp dẫn được lóe sáng khi bạn biết lắng nghe từ những điều nhỏ nhặt xung quanh.
8. Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
Làm hài lòng khách hàng là kim chỉ nam hoạt động của các nhà hàng, khách sạn. Nếu làm tốt thì khách hàng mới tin tưởng và quay lại tiếp. Thay vì làm tốt một lần rồi duy trì nó, các nhà lãnh đạo cần biết cách làm mới hiệu quả hơn nữa theo thị hiếu từng giai đoạn của khách hàng.
9. Hoạch toán chi phí hợp lý
Điều này giúp cho doanh nghiệp không bị thua lỗ, có nguồn vốn dự phòng lớn cũng như tài lực đủ vững để tiếp tục đầu tư vào các dự án khác.
10. Tạo sự khác biệt
Tạo sự khác biệt nhưng vẫn dựa trên các tiêu chuẩn được quy định sẽ giúp đơn vị của bạn trở nên ấn tượng và dễ ghi nhớ hơn trong mắt khách hàng. Với lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn đang có nhiều cạnh tranh như hiện nay thì tạo sự khác biệt vô cùng quan trọng.
Bạn có đang kinh doanh?
Bạn sắp sửa tự thân lập nghiệp?
Vậy thì, các bí quyết trên đây chính là cẩm nang cần thiết cho bạn đấy, đừng bỏ lỡ nhé.