Bằng đôi tay tỉ mỉ và đôi mắt tinh tế, các Food Stylist đã có thể khơi gợi lên niềm yêu thích ẩm thực cho mọi người qua những tấm ảnh không thể tuyệt hơn. Nếu bạn đang tò mò về công việc của những người được xem là bậc thầy trang trí cho món ăn, hãy cùng Chefjob khám phá ngay sau đây nhé.
Những tấm ảnh ẩm thực trên tạp chí luôn kích thích bạn?
Các video thành phẩm luôn khiến tâm hồn ăn uống của bạn “dậy sóng”?
Bạn luôn bị hấp dẫn bởi tính chân thực của món ăn mỗi lần giở cuốn sách ẩm thực?
Nếu chỉ cần xem tranh ảnh hoặc video thôi mà bạn đã phải ngẩn ngơ và thèm khát được muốn ăn ngay món ngon đó thì hẳn các Food Stylist đã làm tròn nhiệm vụ của mình rồi. Food Stylist – cái tên chẳng còn quá xa lạ trong giới ẩm thực trong nhiều năm trở lại đây, khi mà nhu cầu mỹ thực tăng lên. Bạn có tò mò muốn khám phá công việc của Food Stylist? Nếu vậy, hãy cùng Chefjob theo chân Food Stylist để hiểu thêm một nét đẹp lao động của nghề Bếp.
Những món ăn tưởng chừng đơn giản khi qua bàn tay của Food Stylist lại trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều – Ảnh: Internet
Food Stylist – “ngôi nhà công việc” không bao giờ cố định
Nếu như căn bếp là “người bạn” đồng hành của các Đầu bếp, quầy pha chế là nơi các Bartender thỏa sức thể hiện tài năng thì người làm Food Stylist lại có địa điểm làm việc linh động hơn, tùy thuộc vào tính chất công việc tại thời điểm đó. Có khi ngay tại gian bếp, có lúc ở phim trường, lúc lại chọn ngoại cảnh hoặc studio,… Bên cạnh đó, chẳng phải chỉ “làm bạn” với bếp núc hay các nguyên liệu và bận bịu chế biến cả ngày, Food Stylist còn cần phối hợp cùng nhiều bộ phận khác như Advertising Agency, Photographer, Producer,… để tìm được thị hiếu của khách hàng, từ đó tạo ra món ăn đẹp mắt và hấp dẫn nhất.
Nơi làm việc của một Food Stylist không cố định ở mỗi gian bếp – Ảnh: Internet
Food Stylist – nơi cái đẹp và tinh tế giao hòa
Như Chefjob đã đề cập ở trên, vai trò lớn nhất Food Stylist chính là trang trí, tạo ra phong cách cuốn hút cho món ăn để gây ấn tượng với thực khách. Chính vì thế, các Food Stylist nhất định luôn lấy sự thẩm mỹ và hợp xu hướng làm kim chỉ nam cho công việc của mình. Một món ăn ngon chưa đủ bởi nếu như chẳng hấp dẫn bằng mắt, thực khách sẽ ngại ngần không muốn thưởng thức. Do vậy, sự xuất hiện của các Food Stylist như một luồng gió mới trong làng ẩm thực, mang đến cảm xúc và kích thích vị giác của mọi người thông qua ánh nhìn.
Sức hút từ những món ăn sau khi được các Food Stylist chăm chút – Ảnh: Internet
Food Stylist và những điều nên biết
Công việc của Food Stylist không khó mà cũng chẳng dễ nhưng luôn đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, cần nhiều kỹ năng khác ngoài ẩm thực. Chính vì thế, mức lương mà Food Stylist nhận được không hề nhỏ, thu nhập của một Food Stylist ở Mỹ dao động khoảng 40.000 USD/năm (tương đương với 840 triệu đồng/năm).
Muốn dấn thân trở thành một Food Stylist được mọi người công nhận, bạn phải có kiến thức về ẩm thực, thời trang/hội họa/kiến trúc hay mỹ thuật,… để có thể nắm bắt thị hiếu nhu cầu hiện tại cũng như tương lai của thực khách và tạo ra món ăn/đồ uống hấp dẫn nhất. Dù đi sau những nghề khác nhưng Food Stylist nhanh chóng thu hút giới trẻ bởi đặc tính riêng của công việc. Nếu là một người luôn mang trong mình một trái tim hướng về ẩm thực cùng “đôi tay vàng” và đầu óc thẩm mỹ, đừng ngần ngại theo đuổi nghề Food Stylist nhé.