“Đau Đầu” Với Nguyên Tắc Ăn Uống Của Người Phương Đông - Chefjob.vn

“Đau Đầu” Với Nguyên Tắc Ăn Uống Của Người Phương Đông

Văn hóa từng khu vực luôn có sự khác biệt, phù hợp với truyền thống cũng như phong cách sinh sống. Từ đó, phong cách ăn uống của mỗi vùng cũng khác nhau, tạo nên nét độc đáo riêng. Hãy cùng Chefjob.vn khám phá nguyên tắc ăn uống ở các nước phương Đông đôi lần khiến người Tây không ít lần “đau đầu” khi biết đến.

nguyen tac an uong cua nguoi phuong dongBữa ăn ở phương Đông cũng thể hiện tôn ti trật tự trong gia đình – Ảnh: Internet

Mỗi khi đến một đất nước nào đó, chắc hẳn chúng ta đều ngạc nhiên trước phong tục, tập quán đặc trưng của họ, trong đó phong cách ăn uống và giao tiếp trên bàn ăn là trường hợp phổ biến nhất. Người phương Đông không có bộ dao, nĩa, muỗng bạc như ở phương Tây, nhưng mặt khác một số nguyên tắc trong Ẩm thực lại khiến du khách quốc tế hoặc người nước ngoài đến sinh sống không khỏi phải kinh ngạc.

Xem thêm: Sở Thích Ăn Uống Của Thực Khách Một Số Nước Mà Phục Vụ Cần Nắm

Tôn ti trật tự ngay trong bữa ăn

Hầu hết các quốc gia phương Đông đều có truyền thống Nho lâu đời, được lưu giữ đến tận ngày nay. Do đó, trong bữa tiệc trang trọng hoặc ngay cả bữa ăn thường ngày, người phương Đông sẽ thể hiện sự phân chia lớn – bé trong tuổi tác, trật tự ngôi vị trong gia đình. Đó là lý do khi ăn cơm ở Việt Nam, trong một gia đình có ông bà, bố mẹ, anh chị em, thì những người bé nhất phải mời cơm người lớn tuổi trước khi dùng bữa.

Ở Hàn, bạn sẽ thấy không có ai được ăn cho đến khi người lớn tuổi nhất trong bữa ăn động đũa. Đồng thời, ở các nước Trung, Nhật, Hàn, khi cụng ly với người lớn tuổi, ly của bạn luôn để ở vị trí thấp hơn, thể hiện sự tôn kính với người đối diện. Trong khi ở phương Tây, mọi người không có thói quen mời nhau, họ thường sống riêng lẻ và khi bạn đến tuổi trưởng thành, bạn được xem là ngang hàng với mọi người.

nguyen tac dat dua cua nguoi phuong dongCó nhiều nguyên tắc đặt đũa mà bạn phải tìm hiểu khi đến phương Đông – Ảnh: Internet

Đũa ở mọi nơi

Người phương Tây không có thói quen dùng đũa, vì thế khi đến các quốc gia phương Đông họ phải tập cách sử dụng dụng cụ này trong ăn uống. Tuy nhiên, tùy vào từng khu vực mà bạn có cách dùng đũa riêng. Ở Việt Nam, người ăn có thói quen đổi đầu đũa khi muốn gắp thức ăn cho người khác, thế nhưng điều này lại khá kỳ quặc với các nước lân cận, đặc biệt là Nhật Bản. Ngoài ra, cách đặt đũa cũng tương đối phức tạp với quá nhiều nguyên tắc: Không được cắm đũa, không gác đũa lên miệng chén, không dùng đũa chỉ trỏ, không cắn đũa…

Chiếc nĩa xa lạ

Nĩa là dụng cụ ăn uống cơ bản và quen thuộc của người phương Tây, thế nhưng ở một vài nước phương Đông chúng lại được sử dụng theo cách rất khác. Điển hình ở Thái Lan, bạn có thể dùng nĩa nhưng không trực tiếp cho chúng vào miệng. Người Thái dùng nĩa xiên thức ăn rồi bỏ chúng vào muỗng để thưởng thức, trừ một số món khó dùng muỗng như trái cây hay rau quả.

Bàn tay “cấm kỵ” trong ăn uống

Một số quốc gia Trung Đông hay ở vài nơi trong Ấn Độ, người ăn tuyệt đối không dùng tay trái để ăn. Họ không cho phép tay trái của bạn chạm vào đĩa thức ăn. Điều này được lý giải do niềm tin của người dân nơi đây cho rằng tay trái liên quan đến các mặt không được sạch sẽ của cơ thể.

Ăn hết sạch chưa phải là điều tốt

Thông thường, việc người ăn dùng hết thức ăn có trong đĩa/ chén chứng tỏ họ đã có một bữa ăn ngon miệng, cũng là hình thức tiết kiệm thức ăn. Tuy nhiên, nếu bạn được mời đến dùng bữa trong một gia đình Campuchia hay Phillipines, gia chủ sẽ nghĩ rằng họ đã không cho bạn đủ thức ăn để bạn phải ăn sạch sẽ như thế.

an het sach chua phai la dieu totĂn sạch sẽ thức ăn trên đĩa đôi khi không phải là cách hay – Ảnh: Internet

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế, nguyên tắc ăn uống truyền thống ở một số nơi có thể đã thay đổi hoặc lược bỏ. Tuy nhiên, để “nhập gia tùy tục” bạn vẫn nên ghi nhớ một số quy định này để có chuyến đi tuyệt vời nhất nhé.

Tin liên quan

Bữa Sáng Của Các Nước Phương Tây Khác Gì Phương Đông?

Ẩm Thực Phương Đông – Cơ Hội Việc Làm Rộng Mở Cho Các Đầu Bếp

Bài Viết Liên Quan