Trở thành người đứng đầu một công ty là ước mơ của rất nhiều người, tuy nhiên đây là vị trí chỉ dành cho những ai có tố chất lãnh đạo, khiến nhân viên “tâm phục khẩu phục”. Vậy lãnh đạo cần kỹ năng gì? Để thăng tiến lên vị trí này, bạn cần học hỏi, rèn luyện những gì? Cùng Chefjob.vn đi tìm câu trả lời nhé.
Lãnh đạo là người giữ vị trí cao nhất của một doanh nghiệp, nắm giữ trình độ chuyên môn cao cùng kỹ năng mềm chuyên nghiệp, có khả năng quản lý một số lượng lớn nhân sự. Hành trình giữ vững ngôi vị cũng lắm gian truân, nhiều áp lực, thậm chí có thể bị quay lưng vì một số yếu tố khách quan khác. Nếu bạn muốn vững chắc với vị trí này, bạn cần hiểu và hội tụ tố chất của người lãnh đạo.
Tố chất lãnh đạo nào được xem là quan trọng nhất? – Ảnh: Internet
5 tố chất lãnh đạo quan trọng
Sự tự tin
Nói đến lãnh đạo, mọi người dễ dàng nghĩ ngay đến hình ảnh một nhân vật tự tin, không dễ nao núng và mất bình tĩnh khi gặp khó khăn. Người lãnh đạo được đào tạo để “sống sót” kể cả ở tình huống khủng hoảng nhất. Sự tự tin giúp bạn khống chế tình hình, thậm chí truyền cảm hứng cho những nhân viên khác.
Sự hiểu biết và ham học hỏi
Vai trò của người lãnh đạo rất lớn, bạn cần có sự hiểu biết rộng, sẵn sàng học hỏi để làm giàu kiến thức cho mình. Bởi lẽ, bạn không thể điều hành tốt nếu không hiểu về lĩnh vực này. Ngoài ra, lãnh đạo cần liên tục cập nhật xu hướng mới, tình hình thị trường chuyên ngành để áp dụng vào công việc.
Tầm nhìn xa trông rộng
Sứ mệnh cao cả nhất của lãnh đạo là thẩm định thị trường, tiên liệu tương lai, từ đó đưa ra kế hoạch cụ thể để phát triển doanh nghiệp. Chiến lược cần rõ ràng, chi tiết về hành động, mục tiêu, thời gian thực hiện… và người lãnh đạo phải đủ sức thuyết phục tập thể phấn đấu vì mục tiêu chung đó.
Sự sáng tạo
Sự thay đổi đến chóng mặt của thế giới không dành cho những ai mang tư duy cũ. Một lãnh đạo sáng tạo, biết dẫn lối đúng quy định, chiến lược mà vẫn tạo nên sự mới mẻ sẽ nhận được lòng tin của nhân viên, đồng thời “phủ sóng” thị trường nhanh chóng.
Kiên trì và dũng cảm
Trách nhiệm của lãnh đạo đòi hỏi bạn phải bản lĩnh, dám đối mặt với khó khăn và kiên trì theo đuổi vấn đề. Lòng dũng cảm và sự kiên trì của người lãnh đạo còn là động lực làm việc cho nhân viên, khiến họ cảm thấy yên tâm và sẵn sàng “chiến đấu” vì mục tiêu chung.
Bạn chọn phong cách lãnh đạo nào? – Ảnh: Internet
5 phong cách lãnh đạo phổ biến
Mỗi lãnh đạo sẽ có một phong cách làm việc khác nhau, tùy vào tính chất công việc và tính cách cá nhân mỗi người. Dưới đây là 5 phong cách lãnh đạo phổ biến hiện nay ở các doanh nghiệp:
Lãnh đạo chuyên quyền: Phong cách lãnh đạo theo mệnh lệnh, mang tính độc đoán, nhân viên bị kiểm soát phần lớn công việc, hầu như không có quyền nêu ý kiến. Mặc dù kiểu lãnh đạo này dễ gây không khí căng thẳng nhưng có thể phát huy tác dụng trong trường hợp cần quyết định nhanh chóng.
Lãnh đạo dân chủ: Trái với phong cách chuyên quyền, người lãnh đạo dân chủ chọn lấy ý kiến số đông, tạo ra sự trung hòa trong môi trường làm việc, nhân viên có quyền đưa ra ý kiến cá nhân. Tuy nhiên, cách làm việc này sẽ dẫn đến tình trạng trì trệ, bạn không thể hoàn thành nhanh chóng dự án.
Lãnh đạo “phục vụ”: Đối với một tổ chức đang xuống tinh thần, người lãnh đạo “phục vụ” sẽ lắng nghe tâm sự của nhân viên, vấn đề họ gặp phải và gợi ý cách vượt qua. Đây là người lãnh đạo đáng tin cậy, khiêm tốn và tâm lý, là nhân vật truyền cảm hứng tuyệt vời.
Lãnh đạo giao dịch: Bạn phải là người rạch ròi trong công việc, đưa ra mức thưởng – phạt cho từng hạng mục cụ thể. Đặc điểm của kiểu lãnh đạo này nằm ở tính kỷ luật chặt chẽ, đảm bảo tính công bằng, tuy nhiên đôi lúc nhân viên cũng bị mất động lực vì một số hình phạt mà họ không cố ý.
Lãnh đạo thuyết phục: Đặc trưng của đối tượng này là thu hút nhân viên bằng cử nhỉ, lời nói, hành động… Đây là kiểu lãnh đạo mà bạn phải rèn luyện một thời gian mới thực hiện được, có thể truyền động lực làm việc cho nhân viên.
Kỹ năng lãnh đạo lý tưởng
Đời người lãnh đạo muốn trở nên xuất chúng cần trải qua 3 chữ “T” quan trọng: Tâm – Tầm – Tai. Một lãnh đạo công tâm rất dễ nhận diện, sự quan tâm không chỉ thể hiện với bất kỳ cá nhân nào mà còn ở thái độ công bằng trong công việc chung. Sếp có tài cũng dễ gặp nhiều tai tiếng, đồn thổi khiến uy danh bị ảnh hưởng xấu. Bất kỳ người lãnh đạo nào cũng trải qua những nỗi sợ về việc quyết định sai, sợ bị chỉ trích phong cách làm việc, sợ nói chuyện trước đám đông, sợ gặp thất bại và nhận trách nhiệm.
Vai trò của lãnh đạo đòi hỏi bạn tính kiên trì, tự tin – Ảnh: Internet
Ở một khía cạnh khác, lãnh đạo cũng là người tạo dựng mối quan hệ, xây dựng lòng tin, gắn kết tinh thần đội nhóm. Một nhà lãnh đạo giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ xây dựng thành công tập thể có tinh thần chiến thắng. Tố chất lãnh đạo có thể rèn luyện qua thời gian, hãy kiên trì, tự tin và sẵn sàng để thay đổi nhé.