Trong quá trình tìm kiếm nhân tài, không khó để các nhà tuyển dụng tìm ra sự chân thật trong câu nói hay bắt bài những dấu hiệu của một sự lừa dối nào đó của ứng viên. Bạn đang chuẩn bị tham gia một buổi phỏng vấn? Đừng bao giờ nghĩ đến việc nói dối về thành tích, kỹ năng hay kinh nghiệm làm việc của bản thân khi thực tế không phải vậy.
Nói dối trong phỏng vấn là điều cấm kỵ - Ảnh: Internet
Những người làm tuyển dụng đã từng tiếp xúc với rất nhiều đối tượng ứng viên khác nhau, vì vậy chuyện “lật tẩy” chiêu trò không phải là điều quá khó. Ứng viên không nên nghĩ rằng chỉ bằng một chút khéo léo trong giao tiếp là bạn có thể “qua mặt” được những nhà tuyển dụng giàu kinh nghiệm. Hãy nhớ rằng, tuyệt đối đừng nói dối 5 điều dưới đây trong buổi phỏng vấn.
Mục lục
Mức độ quan tâm với vị trí được đề xuất
Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ dựa vào thông tin được đề cập trong hồ sơ xin việc để đánh giá năng lực cũng như mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí cần ứng tuyển. Nếu sau khi được chia sẻ về nội dung chi tiết về công việc, bạn không thực sự hứng thú với vị trí này, hãy thẳng thắn từ chối. Không doanh nghiệp nào tỏ thái độ tiêu cực nếu bạn không đồng ý với sự đề xuất của họ. Vì vậy, ứng viên phải xác định rõ ràng mục tiêu của bản thân để tìm kiếm việc làm phù hợp nhất với mình, tránh làm mất nhiều thời gian của cả hai bên.
Lý do bạn nghỉ việc
Tất cả mọi người đều từng phạm phải sai lầm, và quan trọng là bạn đã vượt qua khó khăn đó như thế nào. Việc ứng viên cố tình che giấu hay bẻ cong sự thật về lý do bạn rời khỏi công ty cũ sẽ khiến phong độ của ứng viên bị giảm đi đáng kể. Những nhà tuyển dụng chuyên nghiệp hoàn toàn có thể tìm ra lỗ hổng trong câu nói dối và đánh giá thấp thái độ của bạn. Ứng viên nên hiểu là, nếu bạn cung cấp lý do bạn quyết định nghỉ việc và ứng tuyển vào công ty này vì có sự khác biệt trong chế độ, môi trường, đặc thù công việc… sẽ khiến nhà tuyển dụng thêm thuyết phục.
Ứng viên không nên “nói quá” về kỹ năng chuyên môn của mình - Ảnh: Internet
Kỹ năng chuyên môn của ngành
Một ứng viên có kỹ năng tay nghề tốt tất nhiên sẽ chiếm ưu thế hơn. Tuy nhiên, nhiều đơn vị tuyển dụng yêu cầu ứng viên thực hành những điều đó ngay tại buổi phỏng vấn. Nếu bạn “làm lố”, bạn sẽ bị phát hiện ngay. Vì vậy, hãy thành thật với bản thân và nhà tuyển dụng, không ai xuất sắc toàn diện cả, bạn có thể chưa tốt một khía cạnh nào đó nhưng bạn có cơ hội học hỏi và rèn luyện điều đó ngay tại môi trường mới này.
Trạng thái tìm việc
Hầu hết ứng viên khi tìm việc sẽ ứng tuyển vào nhiều công ty khác nhau và đừng ngần ngại chia sẻ về việc bạn đang nộp hồ sơ ở nhiều nơi hoặc bạn đang cân nhắc cơ hội làm việc từ công ty khác. Nhà tuyển dụng sẽ nhấn mạnh vào giai đoạn đàm phán đẩy nhanh tốc độ phỏng vấn.
Mức lương ở công ty cũ
Trên thực tế, những người làm công tác tuyển dụng đều có sự phân tích, tìm hiểu mức lương thị trường cho từng vị trí của ngành nghề công ty họ đang hoạt động. Bạn sẽ phạm phải sai lầm nếu “nói quá” về mức lương cũ với mong muốn được đề nghị một mức lương mới dựa trên khoản lương cũ. Trường hợp nhà tuyển dụng đưa ra một mức lương thấp hơn con số mà bạn đang nhận được, hãy thành thật chia sẻ để đạt được sự đồng thuận trong vấn đề này.
Nhà tuyển dụng đủ kinh nghiệm để nhận ra ứng viên đang không trung thực - Ảnh: Internet
Trong một vài trường hợp, lời nói dối không gây tổn hại cho ai, nhưng thực tế là không doanh nghiệp nào mong muốn làm việc với một người không trung thực. Niềm tin của người Quản lý dành cho bạn luôn xuất phát từ ấn tượng đầu tiên, nhất là vòng phỏng vấn, vậy nên hãy “chớp” lấy cảm tình của nhà tuyển dụng bằng cách đừng bao giờ nói dối 5 điều mà Chefjob vừa chia sẻ nhé.
Tin liên quan
6 Cách Trả Lời Phỏng Vấn Thông Minh Để “Ăn Trọn Điểm” Nhà Tuyển Dụng
5 Tình Huống Làm Bạn Lúng Túng Trong Phỏng Vấn Và Cách Vượt Qua