Bản Mô Tả Công Việc Của Bếp Phó Nhà Hàng – Khách Sạn - Chefjob.vn

Bản Mô Tả Công Việc Của Bếp Phó Nhà Hàng – Khách Sạn

Bếp phó là vị trí bao quát công việc, hỗ trợ Bếp trưởng điều hành hoạt động bộ phận giúp nhà bếp được vận hành trơn tru. Tuy là “Bếp phó” nhưng không hề là nhân vật đống vai phụ, đây là vị trí vô cùng quan trọng.

Các Bếp phó được xem là trợ lý của các Đầu bếp chính. Đảm nhân nhiệm vụ giúp Bếp trưởng các công việc như: Lên thực đơn, đặt kế hoạch chi tiêu và đặt hàng. Đây là vị trí thường có ở những bếp ăn lớn, có thể có 1 hoặc nhiều Bếp phó, làm theo ca hoặc chịu trách nhiệm quản lý một bộ phận, khu vực riêng để giúp công việc được thuận lợi hơn.

>>> Tải ngay bộ mô tả công việc 25 vị trí ngành Nhà hàng Khách sạn TẠI ĐÂY

vi tri bep pho nha hang khach san
Phó bếp là người chịu trách nhiệm hỗ trợ các công việc cho Bếp trưởng – Ảnh: Internet

“Lãnh địa” của Phó bếp bao gồm: Phụ trách đặt tiệc, chuẩn bị cho các bữa tiệc, chịu trách nhiệm giám sát các Bếp phó khác. Thu nhập ở vị trí này khá hấp dẫn từ 9 – 13 triệu đồng/tháng chưa bao gồm các phụ cấp khác.

Nhiệm vụ chính của Bếp phó

1. Phối hợp điều hành hoạt động bộ phận bếp:

  • Dựa vào tình hình kinh doanh, số lượng tiệc hằng ngày Bếp phó sẽ là người lên kế hoạch, sắp xếp lịch làm việc cho bộ phận mình quản lý.
  • Phân chia công việc theo yêu cầu chung của Bếp trưởng.
  • Đôn đốc nhân viên trực thuộc thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu để dây chuyền bếp vận hành ổn định.

2. Phân công, điều phối công việc:

  • Chịu trách nhiệm phân công cho các Trưởng ca và các nhân viên bếp.
  • Bếp phó có trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của bộ phận bếp, đảm bảo đáp ứng những tiêu chuẩn của Nhà hàng – Khách sạn.
cong viec pho bep khach san nha hang
Bếp phó là người góp phần vào khâu hoàn thiện chất lượng dịch vụ của Nhà hàng – Khách sạn – Ảnh: Internet

3. Giám sát và hướng dẫn nhân viên:

  • Phối hợp chặt chẽ với các Giám sát bếp, Quản lý Nhà hàng giám sát công việc của các nhân viên.
  • Hướng dẫn, đào tạo nhân viên mới.
  • Đảm bảo các nhân viên thực hiện đầy đủ và đúng theo quy cách của bếp Nhà hàng – Khách sạn.

4. Chế biến món ăn:

  • Tiếp nhận và thực hiện các món ăn theo yêu cầu của khách hàng.
  • Chế biến món ăn được phụ trách.

5. Phối hợp lên menu cho nhà hàng:

  • Hỗ trợ Bếp trưởng và các vị trí liên quan để lên menu theo từng chủ đề, tính chất tiệc.
  • Hỗ trợ Bếp trưởng thiết lập định lượng, công thức của món ăn, hình ảnh và giá của mỗi món trong menu.
mo ta cong viec vi tri bep pho nha hang khach san
Với nền kinh tế thị trường đang ngày càng hội nhập, các Bếp phó có nhiều cơ hội phát triển – Ảnh: Internet

6. Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân sự:

  • Bếp phó sẽ là người hỗ trực Bếp trưởng lên kế hoạch tuyển dụng, tuyển chọn nhân sự phù hợp với từng vị trí công việc.
  • Trực tiếp đào tạo và phân công nhân viên mới.
  • Phối hợp lên kế hoạch tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên bộ phận bếp.

7. Quản lý trang thiết bị bộ phận bếp:

  • Cùng với các bộ phận khác của bếp kiểm tra và bảo quản tất cả các trang thiết bị.
  • Báo cho bộ phận kỹ thuật biết khi cần sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì.

8. Các công việc khác:

  • Thực hiện nhiệm vụ mà Bếp trưởng yêu cầu.
  • Hỗ trợ Bếp trưởng điều hành gian bếp khi Bếp trưởng vắng mặt.
  • Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ.
  • Thực thi và báo cáo công việc được phân công.

Bếp phó quả thật có một ngày bận rộn cùng các công việc trong gian bếp, thế nên cần chuẩn bị tinh thần, sức khỏe tốt để đảm bảo hoàn thành tốt các công việc được giao.

Bài Viết Liên Quan