Bản Mô Tả Công Việc Của Nhân Viên Rửa Bát Tại Nhà Hàng – Khách Sạn

Bản Mô Tả Công Việc Của Nhân Viên Rửa Bát Tại Nhà Hàng – Khách Sạn

Khi nói về công việc trong nhà bếp các “nhân vật” thường được nhắc đến là các Đầu bếp, Phụ bếp, Tiếp thực… Thế nhưng không chỉ có vậy, trong gian bếp ấy còn tồn tại một “nhân vật” khác, tuy không được kể đến thường xuyên nhưng chắc chắn không phải là “vai phụ mờ nhạt” – Nhân viên Rửa bát.

Nhân viên Rửa bát là người chịu trách nhiệm chính cho việc dọn dẹp và vệ sinh các vật dụng như chén, bát,… thử hỏi nếu như không có nhân viên Rửa bát thì gian bếp ấy sẽ trở nên bề bộn như thế nào.

>>> Tải ngay bộ mô tả công việc 25 vị trí ngành Nhà hàng Khách sạn TẠI ĐÂY

nhan vien rua bat nha hang khach san
Vệ sinh dụng cụ, gian bếp, bảo quản các dụng cụ như chén bát là nhiệm vụ chính của nhân viên Rửa bát – Ảnh: Internet

Là một mắt xích trong chuỗi hoạt động, nhân viên rửa bát góp phần giúp cho hệ thống hanh thông nhờ vào công việc đơn giản của mình.

Nhiệm vụ chính của nhân viên Rửa bát

1.Dọn dẹp và vệ sinh vật dụng trong khu vực bếp

  • Chịu trách nhiệm dọn dẹp các vật dụng (chén, bát, đũa, nồi…), giữ cho vật dụng đã qua sử dụng tách biệt với đồ dùng sạch.
  • Cho các đồ dùng cần rửa vào máy rửa chén bát để vệ sinh.
  • Tiến hành vệ sinh sạch sẽ những vật dụng máy không rửa được trực tiếp bằng tay.
  • Đảm bảo chén, bát, đĩa, đũa, nồi,… sau khi rửa đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Lau khô vật dụng trước khi phân loại và sắp xếp vào đúng vị trí cần thiết.
  • Giữ cho các vật dụng không bị trầy xước, sứt mẻ hoặc đổ vỡ.

2.Bảo quản và sắp xếp vật dụng trong khu vực bếp

  • Bảo quản toàn bộ vật dụng, trang thiết bị trong khu vực bếp .
  • Phân loại và sắp xếp vật dụng vào kho theo đúng quy định và theo sự hướng dẫn của Trưởng bộ phận. Đảm bảo ly, cốc, đĩa, chén, bát, nồi, chảo,… đều có khu vực để riêng để lúc lấy tránh lộn xộn và va chạm vào nhau.

3.Vệ sinh và kiểm tra các thiết bị khác

  • Vệ sinh khu vực làm việc 2 lần/ngày (ca làm). Đảm bảo vệ sinh khu vực bồn rửa luôn sạch sẽ.
  • Kiểm tra máy rửa chén luôn trong tình trạng sử dụng tốt. Nếu có vấn đề cần báo ngay cho kỹ thuật.
  • Báo cáo tình trạng của các vật dụng, thông báo kịp thời cho cấp trên khi có sự cố thiếu sót/vỡ/hỏng hóc để nhanh chóng xử lý.
  • Đảm bảo đồ dùng trong bếp luôn đầy đủ và sạch sẽ để phục vụ cho việc nấu nướng, dọn thức ăn/đồ uống cho khách hàng.
  • Làm việc theo phân công của Bếp trưởng.

4.Yêu cầu cần có của một nhân viên Rửa bát

  • Chu đáo, cẩn thận.
  • Chăm chỉ, siêng năng.
  • Sức khỏe tốt.
  • Nhiệt tình, trung thực.
  • Khả năng làm việc dưới nhiều áp lực và cường độ công việc cao vào mùa cao điểm.

vai tro nhan vien rua bat nha hang khach san
Đầu bếp tất nhiên phải có trong mỗi gian bếp, nhân viên rửa bát cũng cần tương tự như vậy – Ảnh: Internet

Ở một số Nhà hàng – Khách sạn có quy mô nhỏ, các nhân viên rửa bát thường không dùng máy rửa chén mà trực tiếp rửa bằng tay. Việc sắp xếp mọi thứ cho gọn gàng, ngăn nắp là cả một “nghệ thuật”. Đối với nhưng nơi có quy mô lớn hơn, thường sẽ dùng máy rửa chén để trợ sức. Việc của các nhân viên rửa bát lúc ấy là vận hành máy rửa chén sao cho đúng với hướng dẫn, cho lượng xà phòng vừa đủ với lượng chén bát. Theo dõi và báo sửa chữa khi cần thiết. Chén bát sau khi được rửa xong được phân loại rõ ràng, đảm bảo tiến độ cung cấp chén bát cho các bộ phận đúng hạn.

Nhân viên rửa bát cũng là người chịu trách nhiệm dọn vệ sinh khu vực bếp ấy. Để giúp không gian bếp luôn sạch sẽ, thoải mái nhân viên thường dọn vệ sinh 2 lần vào đầu và cuối ca làm. Hiệu suất làm việc của nhân viên rửa bát ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng không khí và vệ sinh gian bếp. Điều đó đồng thời ảnh hưởng đến khách hàng.

Các “chiến sĩ” chiến đấu vì vệ sinh môi trường trong khu bếp này nhất định phải đảm bảo được “vũ khí” của mình luôn đầy đủ, tình trạng sử dụng tốt. Nếu có khó khăn, hỏng hốc gì cần phải báo ngay để được sửa chữa hoặc cấp mới ngay lập tức.

cong viec nhan vien rua bat nha hang khach san
Nhân viên Rửa bát tại các Nhà hàng – Khách sạn có thể là nam hoặc nữ – Ảnh: Internet

Ngoài ra, các nhân viên rửa bát còn nhận được nhiệm vụ từ trưởng bộ phận khi cần thiết. Việc này là điều rất cần các nhân viên hợp tác cùng nhau, tạo nên một hệ thống vận hành có trình tự, quy củ hơn. Với nhiệm vụ của mình các nhân viên Rửa bát nhận được mức lương từ 4 – 5 triệu đồng chưa kể các phụ cấp và tiền thưởng khác.

Nghe qua mô tả công việc quả thật đơn giản, thế nhưng các nhân viên rửa bát cũng đối diện không ít khó khăn hằng ngày. Họ cần đảm bảo cường độ làm việc sao cho đáp ứng được nhu cầu của Nhà hàng – Khách sạn đó, nhất là vào cao điểm. Luôn đề cao vệ sinh, an toàn cho mọi người trong gian bếp ấy. Thế nên, đừng cho rằng nhân viên rửa bát là “bình thường” nhé, thật ra họ là những “chiến sĩ” thầm lặng chiến đấu vì lợi ích chung của mọi người.

Bài Viết Liên Quan