Biên Bản Thỏa Thuận Và Những Ghi Nhớ Cần Nắm Từ A Đến Z - Chefjob.vn

Biên Bản Thỏa Thuận Và Những Ghi Nhớ Cần Nắm Từ A Đến Z

Biên bản thỏa thuận là gì? Có thể dựa vào biên bản thỏa thuận để đảm bảo tính pháp lý giữa hai bên theo quy định của pháp luật hay không? Khi viết biên bản thỏa thuận cần những tiêu chí như thế nào? Nếu bạn đang băn khoăn về điều này, hãy để Chefjob giúp bạn giải đáp từ A đến Z thông qua bài viết ngay dưới đây.

bien ban thoa thuan la gi ma lai quan trong den vayBiên bản thỏa thuận là gì mà lại quan trọng trong kinh doanh đến vậy? – Ảnh: Internet

Mỗi doanh nghiệp đều có những hoạt động nội bộ lẫn đối ngoại với nhiều mục đích khác nhau, có thể liên quan đến vấn đề nhân sự, có thể liên quan đến kinh doanh,… giữa hai hay nhiều bên. Sau khi đi đến kết luận cuối cùng theo sự đồng ý của hai bên, biên bản thỏa thuận sẽ được viết ra. Tới đây, bạn đã hiểu biên bản thỏa thuận là gì chưa?

Biên bản thỏa thuận là gì?

Thỏa thuận giữa hai bên về các vấn đề liên quan đến tài chính, quyền lợi, trách nhiệm giữa doanh nghiệp với khách hàng/ đối tác hoặc doanh nghiệp với người lao động trong quá trình thử việc sẽ được ghi chú lại đầy đủ trong biên bản thỏa thuận. Biên bản thỏa thuận được viết ra nhằm tạo nên căn cứ, từ đó đảm bảo tính pháp lý của pháp luật.

hop tac giua 2 ben the hien o bien ban thoa thuan
Sự hợp tác giữa hai bên thể hiện ở biên bản thỏa thuận – Ảnh: Internet

Xây dựng biên bản thỏa thuận như thế nào?

– Biên bản thỏa thuận thường chứa những điều khoản về tiến trình hợp tác, ghi nhận cam kết và thiện chí mà hai bên muốn hướng tới. Các nội dung liên quan như phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ, phương thức hoạt động,… đều được thể hiện rõ trong biên bản thỏa thuận.

– Điều mà các bên ký kết biên bản thỏa thuận quan tâm nhiều nhất chính là mục tiêu và tính khả thi mà hai bên muốn thể hiện trong biên bản thỏa thuận. Đó là lý do nội dung biên bản càng chi tiết, càng thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của các bên sẽ càng có lợi, tránh rơi vào “thỏa thuận suông”, bị quên lãng.

– Một mẫu biên bản thỏa thuận chuẩn sẽ bao gồm đầy đủ các phần sau: Xác định các bên tham gia vào giao ước, mục đích và nội dung, tóm tắt các điều khoản mà các bên đã giao ước, chữ ký của các bên liên quan.

xay dung bien ban-thoa thuan dua trn nhieu co so va can cu
Xây dựng biên bản thỏa thuận cần dựa trên nhiều cơ sở và căn cứ – Ảnh: Internet

Những lưu ý khi xây dựng biên bản thỏa thuận

– Cần thống nhất quan điểm nhất quán, rõ ràng câu từ và thuật ngữ sử dụng trong văn bản thỏa thuận. Tránh trường hợp nói khác, ghi vào trong biên bản lại khác, gây mất niềm tin và thời gian xây dựng lại. Để khắc phục lỗi này, nhân viên soạn thảo nên là người am hiểu nội dung, nắm bắt thông tin nhanh, tốt nhất nên chọn các luật sư đảm nhận phần soạn thảo biên bản thỏa thuận.

– Tốt nhất sau khi kết thúc buổi trao đổi, nhân viên soạn thảo nên chốt lại vấn đề với các bên tham gia một lần nữa nhằm chắc chắn thông tin điền vào bên trong sẽ không bị sai lệch.

– Tuyệt đối không được lược bỏ các thông tin trong biên bản thỏa thuận kiểu để cho gọn hơn. Bởi đây là căn cứ để các bên làm đúng trách nhiệm, nhận đúng quyền lợi.

Ngoài biên bản thỏa thuận thì các doanh nghiệp cũng sử dụng nhiều bản cam kết, biên bản làm việc khác nữa.

Hy vọng với những thông tin mà Chefjob cung cấp trên đây, bạn sẽ hiểu hơn về ý nghĩa, vai trò và cách xây dựng biên bản thỏa thuận hợp lý, đảm bảo tính thống nhất giữa hai bên để không xảy ra các sự cố đáng tiếc.

Bài Viết Liên Quan