Đặt tên nhà hàng, đặt tên khách sạn như thế nào để vừa sang trọng, ấn tượng lại vừa dễ dàng thu hút sự chú ý, quan tâm của khách? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người có ý định kinh doanh dịch vụ ẩm thực, lưu trú. Bài viết này, Chefjob.vn sẽ hướng dẫn bạn một số chiêu để đặt tên cho nhà hàng, khách sạn của mình.
Cái tên là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên sức hấp dẫn cho một nhà hàng, khách sạn. Tên càng hay, càng thú vị, độc đáo thì càng khơi gợi hứng thú với khách hàng. Đồng thời, cái tên còn đại diện cho thương hiệu, gắn liền với định hướng phát triển kinh doanh của một đơn vị. Do đó, khi kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhiều người phải đau đầu trong việc tìm kiếm một cái tên ưng ý. Cùng tham khảo một số cách đặt tên nhà hàng, đặt tên khách sạn dưới đây để tham khảo cho nhà hàng, khách sạn của mình.
Tên nhà hàng, khách sạn là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng – Ảnh: Internet
Cách đặt tên nhà hàng ấn tượng
1. Khơi nguồn cảm hứng ẩm thực, khơi gợi giác quan
Một nhà hàng muốn thu hút thực khách đến dùng bữa thì trước hết phải khơi gợi giác quan, cảm hứng ẩm thực. Chính vì vậy, một trong những cách đặt tên nhà hàng được nhiều người sử dụng đó chính là cái tên hướng đến cảm hứng ẩm thực. Chẳng hạn, nếu nhà hàng của bạn chuyên về ẩm thực Việt Nam truyền thống thì khi đặt tên nên thêm các từ như “cổ truyền”, “gia truyền”, “quê nhà”,… sẽ khiến khách hàng có những hồi tưởng dễ chịu về các món ăn từ xưa mà có thể lâu lắm rồi họ không được nếm lại. Ví dụ: nhà hàng Cơm quê Mười Khó, nhà hàng Gạo,…
2. Đặt theo tên địa danh
Thông thường, các nhà hàng sẽ kinh doanh một mảng ẩm thực vùng miền riêng biệt, bạn có thể chọn đặt tên theo vùng miền đó để nhấn mạnh tính bản địa của nhà hàng, giúp nhà hàng có lợi thế khi phục vụ tại thị trường địa phương, tạo sự chú ý đối với thực khách xuất xứ từ vùng miền đó hoặc thực khách yêu ẩm thực vùng miền đó. Chẳng hạn, nhà hàng Món Huế, nhà hàng Bếp Nhà xứ Quảng… Hoặc nhà hàng chuyên món Âu, món Ý có thể đặt tên theo các đất nước này.
Đặt tên nhà hàng theo ẩm thực vùng miền đang kinh doanh cũng là một cách gây sự
chú ý với thực khách – Ảnh: Internet
3. Hướng đến thị hiếu khách hàng
Trước khi đặt tên nhà hàng, bạn lưu ý đến nhóm đối tượng mà nhà hàng tập trung khai thác. Nếu nhà hàng bạn hướng đến phong cách trẻ trung, phục vụ nhóm khách hàng tuổi teen thì tên nhà hàng cần có sự tươi trẻ, nghịch ngợm hoặc theo xu hướng ngoại hóa. Ngược lại, với những đối tượng khách hàng trung niên, bạn nên chọn những cái tên trang nhã, lịch sự, tinh tế hơn.
4. Mang đến ý nghĩa sâu sắc
Chủ kinh doanh nhà hàng có thể lựa chọn một cái tên dễ nhớ, truyền cảm mà không cần sử dụng những từ ngữ miêu tả trực tiếp lĩnh vực kinh doanh nhà hàng của mình. Cái tên này có thể xuất phát từ một câu chuyện, truyền thuyết nào đó.
Ví dụ, nhà hàng lẩu nấm Ashima đặt theo tên của một cô gái trong truyền thuyết cổ trên vùng cao nguyên có độ cao trên 1800m. Đây là nơi mà người sáng lập ra nhà hàng đã đặt chân đến và thưởng thức món lẩu nấm lần đầu tiên. Nơi đây cũng chính là vùng đất nổi tiếng thế giới với nhiều loại nấm quý hiếm. Chính vì thế mà người sáng lập ra nhà hàng Lẩu Nấm đã lựa chọn làm biểu trưng cho logo thương hiệu.
Cách đặt tên cho khách sạn
1. Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ phát âm
Truyền miệng là phương pháp hiệu quả nhất trong việc quảng bá và xây dựng nên tên thương hiệu. Khách hàng khi đến khách sạn của bạn, cảm thấy hài lòng và muốn chia sẻ, giới thiệu đến bạn bè người thân thì trước tiên bạn phải khiến họ nhớ rõ tên khách sạn. Đó là lí do khi đặt tên khách sạn, bạn nên chọn những cái tên ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm để in sâu vào trí nhớ khách hàng. Ví dụ: Khách sạn Rex, khách sạn Melia
Những cái tên ngắn gọn, dễ nhớ như Rex Hotel sẽ in đậm trong trí nhớ khách hàng – Ảnh: Internet
2. Tên mang ý nghĩa sâu xa
Những cái tên xuất phát từ những câu chuyện hay mang ý nghĩa sâu xa luôn để lại ấn tượng mạng trong tâm trí khách hàng. Đó có thể là câu chuyện về một văn hóa, quốc gia nào đó hay phức tạp hơn là những mục tiêu, định hình phong cách phục vụ chung của khách sạn đang hướng tới mong muốn khách hàng thấu hiểu.
Ví dụ như cái tên Cosiana là từ ghép của Cosy (ấm cúng, thân mật) và Asian (châu Á), gửi gắm thông điệp về một khách sạn thân thiện và mang đậm bản sắc Á châu, khách sạn Risemount Đà Nẵng lấy cảm hứng từ hòn đảo Santorini quyến rũ của Hy Lạp.
3. Sáng tạo slogan
Khi đặt tên khách sạn bạn đừng quên sáng tạo thêm một slogan để tăng giá trị, nhấn mạnh thông điệp mà bạn muốn gửi gắm. Tiêu chí chọn slogan đó chính là ngắn gọn, sáng tạo, chạm đến cảm xúc con người và thể hiện giá trị khách sạn muốn mang đến cho từng khách hàng.
Ví dụ, khách sạn Cosiana Hotel với slogan “Where Cozy Memory Lasts” (“Nơi những kí ức ấm cúng nhất tồn tại”) khiến khách hàng luôn cảm thấy xao xuyến, bồi hồi và nhung nhớ. Hoặc khách sạn The Hay-Adams, một khách sạn sang trọng và mang đậm dấu ấn lịch sử tại Washington D.C, đã biến vị trí tọa lạc đối diện Nhà Trắng đặc thù của khách sạn trở thành thuộc tính độc đáo qua slogan “Where nothing is overlooked but the White House“ (tạm dịch: “Nơi bạn không thấy bất cứ thứ gì ngoài Nhà Trắng”).
Đó là một số cách đặt tên nhà hàng, đặt tên khách sạn mà bạn có thể tham khảo để áp dụng khi cần thiết. Người xưa có câu “có danh có lợi”, vậy nên hãy chọn một cái tên thật hay, thật ấn tượng cho nhà hàng, khách sạn của mình để kinh doanh thuận lợi, hút khách.
Tin liên quan
Khởi nghiệm bằng kinh doanh quán bar, cần làm gì và nên làm gì?
Sang nhượng quán cafe: trào lưu tiền tỷ dễ sinh lợi nhuận?