Trong quá trình giao dịch bất kể ở hạng mục nào, mọi thay đổi đều có thể triển khai dựa vào hợp đồng nguyên tắc để đi đến thỏa thuận chính thức. Vậy, hợp đồng nguyên tắc là gì? Hợp đồng nguyên tắc được xây dựng như thế nào và có tác dụng gì? Cùng Chefjob.vn tìm hiểu nguyên tắc ký kết loại hợp đồng này nhé.
Bên cạnh các loại hợp đồng kinh doanh, hợp đồng lao động… thì hợp đồng nguyên tắc cũng rất quan trọng trong bất kỳ dịch vụ nào. Hợp đồng nguyên tắc thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, tuy nhiên việc ký kết này mang tính chất định hướng nhiều hơn. Bạn đang kinh doanh? Bạn đã biết hợp đồng nguyên tắc là gì?
Hợp đồng nguyên tắc có gì đặc biệt? – Ảnh: Internet
Hợp đồng nguyên tắc là gì?
Theo quy định của Luật Dân sự 2005 và 2015, hợp đồng nguyên tắc là sự thỏa thuận về một nội dung công việc được xác định của các bên, bao gồm quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên liên quan đến giao dịch. Hợp đồng nguyên tắc không được liệt kê trong Luật Dân sự, tuy nhiên đây là một loại hợp động theo quy định của Luật này.
Hợp đồng nguyên tắc được ký kết vào thời điểm nào?
Đây có thể là một khái niệm mới mẻ và cũng ít khi gặp phải nhưng trong một số trường hợp thì chúng khá quan trọng. Trên thực tế, hợp đồng nguyên tắc có thể thay thế cho các loại hợp đồng chính thức khi mà hai bên chưa xác định cụ thể khổi lượng hàng hóa/ dịch vụ sẽ tiến hành giao dịch. Trường hợp các bên muốn hợp tác với nhau trong khoảng thời gian nhất định mà không bắt buộc phải ký kết khi có giao dịch phát sinh thì cũng có thể sử dụng loại hợp đồng nguyên tắc.
Nội dung hợp đồng nguyên tắc
Tùy vào sự thỏa thuận của các bên và nội dung cụ thể của từng giao dịch mà bạn xác định nội dung hợp đồng nguyên tắc. Thông thường, phần nội dung này cũng có các điều khoản của một hợp đồng chính thức, chỉ riêng nội dung liên quan đến hàng hóa/ dịch vụ (số lượng, tên sản phẩm…) cụ thể thì sẽ dẫn tới một văn bản khác như phụ lục hợp đồng, đơn đặt hàng…
Nội dung hợp đồng nguyên tắc có những điểm khác biệt hợp đồng chính thức – Ảnh: Internet
So sánh hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế chính thức
Giống nhau
Về giá trị pháp lý: Nhiều người thắc mắc hợp đồng nguyên tắc có giá trị pháp lý không. Trên thực tế, hợp đồng nguyên tắc có giá trị pháp lý như hợp đồng kinh tế trong các giao dịch thương mại, dân sự, doanh nghiệp…
Về nội dung: Cả hai loại hợp đồng đều là sự thỏa thuận về quyền lợi, nghĩa vụ, nội dung công việc… trên cơ sở tự nguyện, theo quy định Pháp luật.
Về hình thức: Đều là văn bản có chữ ký, đóng dấu xác nhận từ các bên.
Khác nhau
Mục đích: Hợp đồng nguyên tắc chỉ quy định vấn đề chung nên thường được xem là hợp đồng khung hay biên bản ghi nhớ giữa các bên.
Thỏa thuận trong hợp đồng: Nội dung thỏa thuận trong hợp đồng nguyên tắc có tính định hướng, những vấn đề chi tiết sẽ được thỏa thuận sau. Trên cơ sở này, các bên có thể tiến tới ký kết hợp đồng chính thức hay chỉ cần bổ sung thêm phụ lục phù hợp.
Khả năng giải quyết tranh chấp: Vì hợp đồng nguyên tắc thể hiện những vấn đề chung nên khi có tranh trấp xảy ra rất khó để giải quyết.
Thời gian ký kết: Hợp đồng nguyên tắc thường được ký kết vào đầu mỗi năm và sẽ có thay đổi qua các năm. Loại hợp đồng này được tính theo thời gian, không ảnh hưởng đến số lượng thương vụ phát sinh trong thời gian này.
Đối tượng áp dụng: Thông thường, những doanh nghiệp chung một vùng miền/ tổ quốc nhưng lại có vị trí địa lý xa nhau hoặc một số doanh nghiệp thường xuyên giao dịch sẽ sử dụng hợp đồng nguyên tắc để trao đổi/ mua bán.
Hợp đồng nguyên tắc diễn ra giữa các doanh nghiệp thường xuyên hợp tác – Ảnh: Internet
Trên đây là thông tin cơ bản từ Chefjob giúp các chủ doanh nghiệp hiểu hơn hợp đồng nguyên tắc là gì và có kế hoạch làm việc chính xác khi giao dịch với các doanh nghiệp khác. Tùy vào tính chất của cuộc giao dịch mà bạn có thể soạn thảo hợp đồng sao cho phù hợp, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của hai bên.
Tin liên quan
Hợp Đồng Lao Động Là Gì? Các Mẫu Hợp Đồng Lao Động Hiện Nay
Hợp Đồng Thời Vụ Và Những Lưu Ý Cần Quan Tâm Để Đảm Bảo Quyền Lợi Của Mình