Giúp nhân viên thỏa mãn với công việc có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra thái độ làm việc tích cực và tăng hiệu quả lao động. Đặc biệt trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn (NHKS), nhân viên vui vẻ và năng động là điều cực kỳ cần thiết. Vậy câu hỏi đặt ra là cách tạo động lực cho nhân viên như thế nào?
Làm thế nào để tạo động lực cho nhân viên? – Ảnh: Internet
Sở hữu nguồn nhân lực chất lượng, sẵn sàng hoàn thành công việc được giao một cách tốt nhất là điều bất cứ doanh nghiệp vào cũng kỳ vọng có được. Tuy nhiên, nếu nhân viên không còn nhiệt huyết, năng suất làm việc ngày càng thấp đi thì phải làm sao? Bí quyết tạo động lực cho nhân viên dưới đây của Chefjob.vn chắc chắn sẽ rất hữu ích cho các nhà Quản lý trong việc thúc đẩy nhân viên hăng hái trong công việc.
Khen ngợi thành công và khuyến khích nỗ lực của nhân viên
Khi được khen ngợi, nhân viên sẽ thấy sự số gắng của mình được công nhận và trân trọng. Điều này giúp tạo động lực cho nhân viên nỗ lực và vượt qua các khó khăn đang gặp phải. Ngoài ra, Quản lý cũng cần có phần thưởng để khuyến khích nhân viên đạt thành tích tốt như: Trao nhân viên xuất sắc tháng, nhân viên có thành tích vượt trội trong một dự án…. Cách tạo động lực cho nhân viên này mang giá trị tinh thần là chủ yếu nhưng sẽ giúp nhân viên có thêm nhiệt huyết, góp phần tối ưu hiệu suất lao động.
Đãi ngộ công bằng
Đãi ngộ công bằng thể hiện qua nhiều phương diện nhưng rõ nhất là trong thanh toán lương. Mức lương Quản lý đưa ra cần tương xứng với năng lực của từng người, nếu nhân viên làm việc ngoài giờ phải trả thêm lương. Nếu được đãi ngộ tốt, nhân viên sẽ tự có kế hoạch và động lực phấn đấu, vươn lên. Các đãi ngộ lương, thưởng cần công khai rõ ràng, công bằng với tất cả nhân viên.
Ghi nhận đóng góp
Adrian Gostick và Chester Elton đã nghiên cứu và chỉ ra rằng một nhà Quản lý giỏi sẽ thường xuyên công nhận sự cố gắng của nhân viên trong suốt quá trình làm việc. Thực tế cho thấy, kết quả kinh doanh tốt lên khi Quản lý công nhận sự nỗ lực của nhân viên bằng các hình thức khen ngợi mang tính xây dựng.
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nhân viên
Quản lý đừng chỉ tập trung vào hiệu suất công việc mà hãy quan tâm thêm đến đời sống và tìm phương pháp tạo động lực hiệu quả cho từng nhân viên của mình. Những hành động nhỏ như nhìn nhận vấn đề nhân viên đang gặp phải, đưa ra lời khuyên, giúp đỡ các khó khăn của họ trong cuộc sống… là cách để nhân viên cảm nhận được sự quan tâm của Quản lý, từ đó cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, Quản lý cũng cần khuyến khích nhân viên đưa ra đề xuất, ý kiến phản hồi về công việc và chính sách của doanh nghiệp. Dựa vào các góp ý này, Quản lý có thể tìm ra cách điều hành tốt hơn để doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Lắng nghe
Nếu nhân viên có bận tâm riêng, năng suất lao động sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, Quản lý cần lắng nghe giãi bày và ý kiến của từng nhân viên để đưa ra giải pháp gỡ bỏ các “nút thắt” này tốt nhất. Hãy tôn trọng và tập trung lắng nghe nhu cầu của nhân viên, đây không chỉ là cách tạo động lực cho nhân viên mà còn giúp tăng khả năng làm việc nhóm, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và gây dựng sự tin tưởng giữa nhân viên và Quản lý.
Lắng nghe giúp Quản lý tìm được cách tạo động lực cho nhân viên – Ảnh: Internet
Đào tạo, nâng cao kỹ năng cho nhân viên
Tạo động lực cho nhân viên bằng cách đào tạo và nâng cao tay nghề là một phương pháp hay, giúp nhân viên hoàn thành công việc tốt hơn, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài. Việc các Quản lý cần làm là cung cấp tài liệu, tổ chức tập huấn để nhân viên rèn luyện và phát triển năng lực. Những nhân viên ưu tú, đưa ra nhiều sáng kiến và trung thành là đối tượng ưu tiên bồi dưỡng hàng đầu để không lãng phí nguồn tài nguyên nhân lực của công ty.
Thúc đẩy tinh thần
Khi nhân viên rơi vào trạng thái chán nản, Quản lý phải có vai trò gắn kết, vực dậy tinh thần cho họ. Doanh nghiệp nên tổ chức các buổi ngoại khóa để nhân viên có cơ hội kết nối, tạo dựng các mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững trong công việc.
Trường hợp nhân viên bị bế tắc, Quản lý cần giúp họ tìm ra hướng đi mới, xây dựng trách nhiệm bằng cách cho nhân viên thấy tác động công việc của mỗi người đến hoạt động của doanh nghiệp. Lúc này nhân viên sẽ có trách nhiệm và tự giác hơn với công việc của mình.
Tạo sự tin tưởng
Nếu muốn công việc hoàn thành tốt, giữa nhân viên và Quản lý nhất định phải có sự tin tưởng. Nhân viên không thể cống hiến tài năng một cách tận tâm nếu không có niềm tin với Quản lý. Các nhà Quản lý phải làm sao để nhân viên tin tưởng mình và thấy họ cũng đang được tin tưởng. Có như vậy mọi người mới đồng lòng và công việc mới suôn sẻ.
Đưa ra phản hồi hữu ích
Nếu nhận xét hoặc góp ý cho nhân viên, Quản lý phải thật tinh tế và khéo léo, giúp nhân viên thấy các thiếu sót của mình nhưng không bị tự ái. Đừng vội chỉ trích hay la mắng khi nhân viên làm sai, thay vào đó hãy nhận xét tích cực để biến sai lầm thành thử thách và khích lệ nhân viên vượt qua. Ngược lại, nếu nhân viên làm tốt công việc thì khen ngợi và tạo động lực cho họ một cách kịp thời và hiệu quả.
Phân quyền
“Phân quyền” có nghĩa là cho phép nhân viên đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về phạm vi quyền hạn được trao. Cách tạo động lực này sẽ cho nhân viên cơ hội phát huy năng lực, đồng thời nhìn nhận về vai trò, trách nhiệm của mình với công việc được giao. Từ đó, họ sẽ cố gắng cống hiến để hoàn thành công việc. Tuy nhiên, Quản lý phải thật sự tin tưởng nhân viên mới thực hiện được “phân quyền”.
Tạo môi trường làm việc năng động
Môi trường làm việc tác động lớn đến tinh thần của nhân viên. Nếu muốn nhân viên vui vẻ, thoải mái và tràn đầy năng lượng thì nơi làm việc phải năng động, có nhiều hoạt động thư giãn giữa giờ giúp giải tỏa stress, thư giãn đầu óc và sốc lại tinh thần. Doanh nghiệp có thể áp dụng một số cách tạo hứng khởi khác cho nhân viên như: Trang trí lại văn phòng, tạo sự đổi mới bằng áp phích treo tường, lọ hoa, sticker, họa tiết độc đáo kích thích sự sáng tạo…
Môi trường năng động khiến nhân viên thoải mái và có động lực làm việc hơn – Ảnh: Internet
Trong quá trình làm việc không thể tránh khỏi những lúc nhân viên chán nản, người Quản lý cần biết cách tạo động lực cho nhân viên để tăng năng suất lao động, cải thiện chiến lược quản lý nhân sự và giữ chân các nhân tài. Hi vọng những chia sẻ của Chefjob đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.
Tin liên quan
Bí Quyết Gắn Kết Và Truyền Cảm Hứng Cho Nhân Viên
Mẫu Quyết Định Khen Thưởng Nhân Viên Mới Nhất – Bạn Đã Áp Dụng Đúng Cách?