Hợp đồng khoán việc là gì? Những trường hợp nào được ký hợp đồng? Hợp đồng khoán việc khác hợp đồng lao động như thế nào? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp cặn kẽ trong bài viết dưới đây. Hãy cùng Chefjob.vn tìm hiểu rõ về loại hợp đồng này để đảm bảo lợi ích của bạn thân khi làm việc nhé.
Hợp đồng khoán việc cần được hiểu rõ trước khi kí kết – Ảnh: Internet
Hợp đồng khoán việc là gì?
Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận giữa hai bên, trong đó, nghĩa vụ của bên nhận khoán là hoàn thành một công việc nhất định đúng theo yêu cầu và bàn giao lại cho bên giao khoán. Bên giao khoán có trách nhiệm phải trả thù lao theo thỏa thuận cho bên nhận khoán.
Phân loại hợp đồng khoán việc
Hợp đồng khoán việc toàn bộ
Bên giao khoán trao toàn bộ chi phí công lao động và vật chất có liên quan đến tất cả các hoạt động để hoàn thành công việc cho bên nhận khoán.
Khoản tiền người nhận khoán được trả bao gồm: Chi phí công lao động, chí phí vật chất và lợi nhuận từ việc nhận khoán.
Hợp đồng khoán việc từng phần
Bên nhận khoán tự lo công cụ lao động và bên giao khoán ngoài trả tiền công lao động còn phải trả thêm một khoản tiền khấu hao công cụ lao động.
Những trường hợp nào được ký hợp đồng khoán việc?
Trường hợp được ký hợp đồng khoán việc là người làm công việc mang tính chất thời vụ, diễn ra trong một thời điểm nhất định. Các công việc mang tính chất ổn định và lâu dài sẽ không được ký hợp đồng khoán việc mà sẽ ký hợp đồng lao động theo một trong ba loại sau:
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định: Thời hạn hợp đồng dưới 12 tháng.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn: Thời điểm chấm dứt hiệu lực hợp đồng từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Không quy định thời điểm chấm dứt hiệu lực lao động.
Lưu ý: Trường hợp tạm thời thay thế người lao động đi nghĩa vụ quân sự, ốm đau, nghỉ thai sản, tai nạn lao động hoặc nghỉ có tính chất tạm thời mới được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định dưới 12 tháng để làm công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên. Nếu ký kết hợp đồng sai quy định sẽ bị phạt từ 500.000 – 20.000.000 đồng tùy theo số lượng lao động vi phạm (Nghị định 95/2013/NĐ-CP).
Hợp đồng khoán việc được áp dụng cho công việc có tính chất tạm thời – Ảnh: Internet
Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không?
Khoản 1, Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định đối tượng tham gia đóng BHXH như sau: “Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động”.
Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn hoặc có thời hạn từ 03 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng bắt buộc tham gia đóng BHXH.
Hợp đồng lao động và hợp đồng khoán việc khác nhau như thế nào?
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong mối quan hệ lao động. Người lao động chỉ cần hoàn thành công việc bằng năng lực và nhận lương chứ không bỏ thêm một phần hoặc toàn bộ vật chất ra như hợp đồng khoán việc.
Hợp đồng khoán việc chỉ áp dụng với những việc mang tính chất thời vụ, ngắn hạn, không ổn định. Còn hợp đồng lao động dùng cho công việc mang tính chất ổn định và lâu dài.
Hợp đồng lao động được ký kết cho những công việc ổn định, lâu dài – Ảnh: Internet
Mỗi loại hợp đồng được áp dụng cho những trường hợp khác nhau, vì vậy bạn cần hiểu biết về chúng để đảm bảo quyền hợi cho bản thân. Hi vọng bài viết trên của Chefjob đã giúp bạn hiểu rõ hợp đồng khoán việc là gì. Tham khảo thêm các bài viết liên quan để bổ sung nhiều thông tin cần thiết khác bạn nhé.
Tin liên quan
Hợp Đồng Lao Động Là Gì? Các Mẫu Hợp Đồng Lao Động Hiện Nay
Hợp Đồng Nguyên Tắc Là Gì? Hợp Đồng Nguyên Tắc Có Giá Trị Pháp Lý Không?