Bản Mô Tả Công Việc Của Ca Trưởng Bếp - Chefjob.vn

Bản Mô Tả Công Việc Của Ca Trưởng Bếp

Trong gian bếp rộng lớn có rất nhiều vị trí, ngoài Bếp trưởng, Bếp phó, bếp còn có những Tổ trưởng hay còn gọi là Ca trưởng bếp – người phụ trách quản lý một nhóm hoặc khu vực bếp nhất định.

ca truong to bep

Các Tổ trưởng thường làm việc cùng với Tổ phó bếp (Demi Dhef), Đầu bếp (Cook) hoặc Phụ bếp (Kichen Helper) – Ảnh: Internet

Giống như tên gọi của vị trí này, các Tổ trưởng còn được gọi là Bếp trạm bởi vì đảm nhận một vị trí cụ thể trong bếp. Tổ trưởng đảm nhận nhiệm vụ quản lý một nhóm các Tổ phó bếp, nhân viên bếp, phụ trách nấu nhóm món theo phân công của Bếp trưởng. Đó có thể là bánh ngọt, chuyên về thịt, cá, nước sốt,… điều cần đảm bảo là vệ sinh an toàn và món ăn đúng chuẩn công thức được giao.

>>> Tải ngay bộ mô tả công việc 25 vị trí ngành Nhà hàng Khách sạn TẠI ĐÂY

Thu nhập của vị trí Tổ trưởng: Từ 7 – 9 triệu đồng/tháng. Đây là mức lương cơ bản chưa bao gồm phí phục vụ, tiền tip và phụ cấp. Có thể nói mức lương này khá hấp dẫn để các những ai yêu thích nấu ăn phấn đấu.

viec lam to truong bep
Các Tổ trưởng bếp thường đảm nhận một nhóm món ăn cụ thể do Bếp trưởng phân bố – Ảnh: Internet

Trách nhiệm của Tổ trưởng bếp

1. Công việc đầu ca

  • Phối hợp cùng Bếp trưởng nhập hàng. Kiểm tra về số lượng lẫn chất lượng các nguyên vật liệu khi hàng về.
  • Kiểm kê và lên đơn đặt hàng các nguyên vật liệu tại khu vực bếp quản lý.
  • Xử lý hàng tồn đọng hôm trước nếu có.

2. Thực hiện chế biến món ăn chuyên môn

  • Chuẩn bị nguyên, vật liệu cần thiết theo công thức.
  • Thực hiện việc tẩm ướp gia vị món ăn.
  • Phân công cho nhân viên chế biến món ăn hoặc trực tiếp thực hiện.
  • Chế biến món ăn đúng quy trình, đảm bảo chất lượng món ăn.
  • Kiểm tra lại món ăn trước khi phục vụ khách hàng.

3. Quản lý khu vực bếp và nhân sự

  • Hướng dẫn, đào tạo nhân viên mới.
  • Kiểm tra, giám sát quá trình nhân viên làm và chế biến món ăn.
  • Hỗ trợ Bếp trưởng, Bếp phó xử lý các công việc liên quan.
  • Đảm bảo vệ sinh khu vực bếp quản lý.
  • Thường xuyên kiểm tra các nguyên vật liệu, đặt hàng khi cần thiết.

4. Công việc cuối ca

  • Vệ sinh các dụng cụ chế biến và để đúng nơi quy định.
  • Vệ sinh khu vực chế biến.
  • Vệ sinh tủ chứa đựng thực phẩm, sắp xếp gọn gàng.
  • Bảo quản nguyên, vật liệu đúng quy định khi hết ca làm.
  • Kiểm tra hệ thống bếp như: đèn, quạt, thông gió, tủ lạnh, tủ mát và các thiết bị khác trong tình trạng sử dụng tốt.
  • Báo cho kỹ thuật khi cần xử lý các tình huống bất ngờ.
  • Báo cáo công việc cho Bếp trưởng, Bếp phó.
  • Bàn giao các công việc cho ca sau.

5. Các công việc khác

  • Thực hiện các công việc được cấp trên phân công.
  • Phối hợp với các bộ phận, vị trí khác để đảm bảo hệ thống bếp vận hành tốt.
  • Đánh giá hiệu quả và ý thức làm việc của nhân viên trực thuộc.

mo ta cong viec to truong bep
Tổ trưởng bếp chính là đầu mối giúp khối lượng công việc trong bếp được “đơn giản hóa” – Ảnh: Internet

Tổ trưởng cùng phối hợp với các bộ phận và vị trí khác của bếp bảo quản trang thiết bị, giữ vệ sinh chung của bếp. Các Tổ trưởng chính là vị trí “đầu mối” của một nhóm thực hiện các món ăn theo chuyên môn nhằm đảm bảo công việc được thực thi đúng tiến độ, đạt chuẩn. Giúp các Bếp trưởng, Bếp phó dễ dàng nắm bắt, sắp xếp và điều hành công việc.

Với vị trí này cần người biết cách quản lý và sắp xếp công việc sao cho hợp lý. Thế nên đòi hỏi một người không chỉ có kinh nghiệm làm bếp lâu năm, mà còn cần phải có sự nhạy bén để cùng “quay đều” với guồng quay công việc trong bếp.

Bài Viết Liên Quan