Sau sự đón tiếp nồng nhiệt tại tiền sảnh, khách sẽ được đưa đến phòng mình đã đặt để tận hưởng không gian riêng tư, thư giãn của mình. Đến đây, nhiệm vụ của Nhân viên làm phòng đóng vai trò quan trọng, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời.
Bất cứ khách hàng nào khi đặt phòng khách sạn cũng đều hy vọng sẽ có một không gian êm ái, sạch sẽ và tiện nghi để tận hưởng những giây phút thư giãn, nghỉ ngơi thoải mái. Khách có muốn quay lại khách sạn của bạn hay không phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng phòng khách sạn. Một căn phòng sạch sẽ, mùi hương dễ chịu, chăn nệm êm ái, không gian thoáng đãng… chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng. Nhân viên làm phòng (Housekeeping) sẽ là những người làm việc thầm lặng để tạo ra những điều này.
Nhân viên làm phòng khách sạn – Ảnh: Internet
Công việc của Nhân viên làm phòng khách sạn bao gồm
1. Dọn dẹp buồng phòng theo yêu cầu của Trưởng bộ phận buồng phòng
- Nhận chìa khóa phòng và chìa khóa kho.
- Chuẩn bị những vât dụng, hóa chất cần thiết để làm vệ sinh và đẩy xe đến các khu vực được phân công.
- Dọn dẹp phòng sạch sẽ, lau chùi sàn nhà, bàn ghế… trong phòng.
- Sắp xếp vật dụng một cách gọn gàng.
- Trải lại chăn ga, drap giường tươm tất.
- Khử mùi trong phòng để đảm bảo khách sẽ cảm thấy dễ chịu và an toàn nhất.
Nhân viên làm phòng phải dọn dẹp, sắp xếp phòng khách sạn một cách gọn gàng, sạch sẽ – Ảnh: Internet
2. Kiểm tra tình hình hoạt động của các thiết bị trong phòng
- Đối với phòng khách vẫn còn lưu trú: Kiểm tra hoạt động của các thiết bị trong phòng: ti vi, tủ lạnh, máy nước nóng, điều hòa và báo lại cho bộ phận có liên quan để sửa chữa nếu máy móc, thiết bị hỏng hóc.
- Đối với phòng khách đã trả: Kiểm tra phòng và báo lại cho lễ tân nếu khách làm hư hỏng, mất mát đồ dùng để khách bồi thường.
3. Thực hiện các công việc khác
- Báo cáo Trưởng bộ phận buồng phòng nếu phát hiện đồ của khách bị thất lạc.
- Hoàn tất các công việc do cấp trên giao.
- Vệ sinh, dọn dẹp phòng theo đúng tiêu chuẩn của khách sạn.
- Tuân thủ nội quy lao động của khách sạn.
- Bảo quản các dụng cụ lao động và sử dụng điện, nước, hóa chất tẩy rửa một cách tiết kiệm, hiệu quả.
Mỗi mét vuông trong phòng khách sạn đều phải mang đến cho khách cảm giác thoải mái như ở nhà mình. Mỗi chi tiết, vật dụng trong phòng đều phải hoạt động tốt để khách cảm nhận sự phục vụ chu đáo và tiện nghi. Để làm được những điều này, Nhân viên làm phòng cần có những yếu tố sau:
- Chăm chỉ, kỹ tính, xem phòng khách sạn như một ngôi nhà khác của mình để gắn bó, chăm chút đến từng chi tiết nhỏ.
- Sức khỏe tốt.
Chăm chỉ, kỹ tính là những tố chất cần có của Nhân viên làm phòng – Ảnh: Internet
- Đảm bảo trang phục gọn gàng, sạch sẽ, không dính bẩn, không có mùi hôi.
- Luôn giữ một thái độ hòa nhã, thân thiện và sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách. Khi gõ cửa phòng, nhân viên cần phải bấm chuông và mở lời nhẹ nhàng, kín đáo gọi khách rằng đã đến giờ phục vụ.
Mức lương Nhân viên làm phòng dao động từ 3 – 5 triệu đồng/tháng. Với một số khách sạn 4-5 sao, mức lương có thể lên đến 5 – 8 triệu đồng. Ngoài ra, vị trí này có thể nhận được tiền tip từ khách hàng nếu phục vụ chu đáo, khiến họ hài lòng. Sau một thời gian làm việc và tích lũy được nhiều kỹ năng, kinh nghiệm, Nhân viên làm phòng có thể thăng tiến lên những cấp bậc cao hơn, lần lượt là Giám sát buồng phòng, Trưởng bộ phận buồng phòng và cao nhất là Giám đốc buồng phòng với mức lương 15 – 22 triệu đồng/tháng.
Nếu bạn yêu thích công việc ngành Nhà hàng – Khách sạn như còn non kinh nghiệm thì Nhân viên làm phòng là một lựa chọn thích hợp để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và từng bước tiến thân.