Mặc dù chưa đến lúc tăng lương định kỳ nhưng nhân sự vẫn có cách viết đề xuất tăng lương một cách chính đáng, phù hợp với kết quả chung công việc. Người lao động nên đề xuất tăng lương như thế nào? Nội dung văn bản cần thể hiện những gì để thuyết phục cấp Quản lý? Cùng Chefjob.vn tham khảo bí quyết nhé.
Thông thường, mỗi doanh nghiệp đều có kỳ tăng lương theo quy định. Trường hợp bạn chưa đến kỳ tăng lương nhưng muốn đề xuất sau một thời gian làm việc thì có thể áp dụng cách viết đề xuất tăng lương dưới dây.
Tăng lương vèo vèo với những bí quyết “nhỏ mà có võ” – Ảnh: Internet
Cách viết đề xuất tăng lương
Thông tin người viết: Bạn cần thể hiện rõ thông tin cá nhân, chức vụ, bộ phận, mức lương hiện tại và mức lương muốn đề xuất một cách chính xác, rõ ràng. Mức lương đề xuất cần được cân nhắc đúng mặt bằng chung và phù hợp với năng lực.
Lý do viết đơn: Nhân sự tập trung đưa ra lý do quan trọng, xác đáng nhất, sự quan trọng của bạn trong công việc cũng như thành tích nổi bật nhất.
Ý kiến bên liên quan: Ý kiến của Giám đốc và phòng Nhân sự. Cấp trên sẽ dựa trên tiêu chí đánh giá nhân viên để có nhận định khách quan về việc chấp nhận hoặc từ chối đề xuất tăng lương của bạn.
Xác nhận: Cuối cùng, bạn cần ghi rõ ngày tháng năm làm đơn và ký xác nhận.
DowLoad Mẫu tờ trình đề xuất tăng lương
Bí quyết tăng lương khéo léo
Thể hiện tư duy như một nhà quản lý
Hãy chứng minh với sếp khả năng tổ chức, sắp xếp công việc bằng cách thể hiện kế hoạch sau khi nhận bất kỳ dự án nào. Sau khi kế hoạch được xét duyệt, bạn dễ thực hiện và cấp Quản lý cũng dễ dàng giám sát. Một nhân viên biết tự lập kế hoạch làm việc luôn được nhà Quản lý đánh giá cao.
Đừng quên ghi chú lại tất cả các thành tích mà bản thân có được – Ảnh: Internet
Nhắc khéo sếp về thành tích cá nhân
Người làm Quản lý “trăm công nghìn việc”, cộng thêm việc có rất nhiều nhân sự cấp dưới mà họ không thể nhớ hết. Do đó, bạn cần ghi lại thành tích của bản thân, đồng thời tìm cơ hội để nhắc khéo với sếp về những giải thưởng, kết quả tích cực mà bạn đã đạt được.
Đo lường mức lương cá nhân
Trước khi đề xuất tăng lương, nhân sự nên tìm kiếm thông tin mức lương chung trên thị trường và so sánh chúng với khoản thu nhập bạn đang nhận. Đây là cách để bạn xem xét sự hợp lý về thu nhập hàng tháng, giúp bạn nhận ra mình có nên chủ động đề xuất mức lương mới phù hợp hơn không.
Tư duy tích cực, lạc quan
Công việc nào, môi trường làm việc nào cũng có biến cố xảy ra, cấp Quản lý luôn muốn nhân viên giữ thái độ lạc quan, tư duy tích cực để sẵn sàng vượt qua trở ngại. Những nhân viên làm việc chăm chỉ, có tinh thần cầu tiến sẽ nhanh chóng ghi điểm trong mắt sếp.
Nhận thêm trách nhiệm mới
Chắc chắn cấp Quản lý không thể chấp nhận tăng lương cho bạn nếu trải qua một thời gian dài mà bạn vẫn đảm nhận công việc tương tự ban đầu. Chefjob khuyên bạn nên thử sức với các hạng mục mới nhằm chứng tỏ năng lực với cấp trên. Tuy nhiên, hãy thận trọng lựa chọn, đảm bảo mọi việc nằm trong khả năng cho phép, tránh tình trạng “rước họa vào thân”.
Nhận thêm trách nhiệm mới phù hợp năng lực bản thân là để bạn ghi điểm trong mắt cấp trên – Ảnh: Internet
Nhân sự lưu ý trong cách viết đề xuất tăng lương, bạn ghi nhận thành tích cá nhân nhưng đừng nên hạ thấp đồng nghiệp để nâng cao giá trị bản thân, không cầu xin hay kể lể… Nếu không thể đạt được mức lương mong muốn, bạn có thể chuyển sang chế độ đãi ngộ khác như thời gian làm việc, trợ cấp, cơ hội học tập/ đào tạo miễn phí… Chefjob hy vọng với thông tin vừa chia sẻ, bạn sẽ tự tin đề xuất tăng lương trong thời gian sắp tới.