Công việc của quản lý bếp bánh (Pasty Chef) - Chefjob.vn

Công việc của quản lý bếp bánh (Pasty Chef)

Quản Lý Bếp Bánh (Pasty Chef) chiếm giữ vị trí quan trọng trong khu Bếp bánh, có tiếng nói thứ hai chỉ sau Chuyên gia làm bánh. Để vươn đến này, Đầu bếp bánh phải trải qua quá trình phấn đấu và làm việc hết mình, phấn đấu và nỗ lực không ngừng trong công việc.

Một ngày làm việc của Quản Lý Bếp Bánh

Tương tự như nghề Bếp, nghề Bánh cũng vất vả và gian khổ không kém, công việc của Quản Lý Bếp Bánh thường bắt đầu từ rất sớm, bởi Quản Lý Bếp Bánh chịu trách nhiệm kiểm tra nguyên liệu đầu vào và liên hệ với nhà cung cấp, đảm bảo chất lượng sản phẩm. Bắt đầu từ ngày hôm trước, Quản Lý Bếp Bánh phải lên thực đơn cho những món bánh tráng miệng và chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu. Với những món tráng miệng chính đòi hỏi kỹ thuật cao, Quản Lý Bếp Bánh chính là người trực tiếp thực hiện, hoặc phối hợp cùng các Đầu Bếp khác thực hiện.

viec lam quan ly bep banh
Quản Lý Bếp Bánh là mục tiêu phấn đấu của nhiều bạn trẻ theo nghề làm bánh

Quản Lý Bếp Bánh còn chịu trách nhiệm quản lý và giám sát hoạt động trong khu vực bếp Bánh. Với những nhân viên mới, Quản Lý Bếp Bánh đóng vai trò là người hướng dẫn, đào tạo những nhân viên này làm quen với môi trường mới.

Trước khi kết thúc một ngày làm việc, Quản Lý Bếp Bánh phải kiểm tra lượng hàng hóa tồn kho, điều phối hoạt động dọn dẹp khu bếp. Sau cùng, Quản Lý Bếp Bánh sẽ tiếp tục chuẩn bị thực đơn cho ngày tiếp theo. Quản Lý Bếp Bánh còn chịu trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động hàng ngày của khu bếp với chuyên gia làm bánh trước khi rời khỏi nơi làm việc.

Những kỹ năng cần có ở Quản Lý Bếp Bánh

Là người chịu trách nhiệm quản lý khu bếp, đòi hỏi Quản Lý Bếp Bánh phải có kỹ năng quản lý, lãnh đạo, tổ chức, điều phối và phân bổ công việc hợp lý đảm bảo hiệu quả làm vệc.
Sáng tạo là tố chất không thể thiếu ở bất kỳ công việc nào, chính vì thế Quản Lý Bếp Bánh cần có sự sáng tạo trong việc thiết kế thực đơn, nghiên cứu các công thức mới, lên ý tưởng cho việc trưng bày, trang trí và kết hợp các loại nguyên liệu với nhau.

nguoi lam nghe banh
Siêng năng, chăm chỉ và ham học hỏi là tố chất cần có của người làm nghề bánh

Cảm nhận vị giác tinh tế chính là tố chất cần có ở bất kỳ người đầu bếp nào, phân biệt chính xác mùi vị và nguyên liệu chính là yếu tố tạo nên những thành phẩm có hương vị tuyệt vời, hấp dẫn khách hàng.

Cơ hội thăng tiến rộng mở

Mức lương trung bình của vị trí Quản Lý Bếp Bánh khoảng 10 triệu đồng/ tháng, nếu làm việc trong môi trường nhà hàng khách sạn chuẩn sao mức lương này có thể cao hơn. Hơn thế nữa, với kinh nghiệm làm việc thực tế và khả năng chuyên môn, Quản Lý Bếp Bánh có thể nhanh chóng vươn đến vị trí Chuyên gia làm bánh làm việc trong môi trường 5 sao.

Ở vị trí Quản Lý Bếp Bánh sẽ dễ dàng tiếp cận với môi trường làm việc tại nước ngoài, giúp bạn học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm giá trị và cơ hội có được mức thu nhập hấp dẫn.

Nghề làm bánh mới chỉ phát triển tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây, chính vì thế đội ngũ nhân lực của ngành còn khá mỏng và thiếu, đây chính là cơ hội cho những ứng viên được đào tạo bài bản tiếp cận cơ hội việc làm giá trị.

Bạn tự tin với kiến thức và kỹ năng của bạn thân, mong muốn tìm kiếm một việc làm phù hợp trong ngành Bánh, hãy truy cập ngay website Chefjob.vn với hàng trăm thông tin tuyển dụng các vị trí công việc trong nghề Bánh cùng mức lương hấp dẫn.

Bài Viết Liên Quan