Bí Quyết Phát Huy Giá Trị Của Lời Khen Trong Công Việc

Bí Quyết Phát Huy Giá Trị Của Lời Khen Trong Công Việc

Con người ai cũng thích được khen ngợi, tuy nhiên không phải chỉ một lời khen có thể làm họ vui vẻ ngay được. Mỗi lời khen đều có cách thể hiện khác nhau, mang giá trị, ý nghĩa không giống nhau. Là lãnh đạo, bạn đã biết cách khen nhân viên cấp dưới một cách khéo léo và nâng cao năng suất lao động của họ chưa?

Khen ngợi nhân viên đúng cách sẽ tạo động lực làm việc cho họ – Ảnh: Internet

Trên 90% người được hỏi đều cho rằng, khen ngợi rất đơn giản và dễ dàng, là món quà không bao giờ lỗi thời mà ai cũng muốn được nhận, đặc biệt dành cho những ai muốn đầu tư vào một mối quan hệ. Tuy nhiên, tùy vào thời điểm, thái độ và cách sử dụng ngôn từ mà người nhận sẽ có cảm xúc riêng. Dưới đây là 5 cách được các chuyên gia nhân sự khuyên dùng nếu bạn đang là Quản lý và muốn dùng lời khen để vừa trao tặng, vừa động viên tinh thần làm việc của cấp dưới.

Lưu ý về giới tính khi khen ngợi

Tâm lý phần lớn đàn ông đều mong muốn nhận sự khen ngợi và tôn sùng của người khác. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể ca ngợi và dành cho họ lời khen cho thành quả họ vừa đạt được. Riêng về phần phái nữ, họ thích kiểu khen nhỏ nhẹ, tinh tế và đầy khéo léo hơn. Để khen phụ nữ, bạn cần nắm bắt được nội tâm lúc đó của họ, bên cạnh lời khen về ngoại hình bên ngoài, phái nữ cũng mong muốn được công nhận về sự trưởng thành trong lối suy nghĩ và phong cách làm việc.

Ghi nhớ tên cũng là một kiểu khen ngợi

Trong giao tiếp, việc ghi nhớ tên của người đối diện là yếu tố quan trọng thể hiện sự tinh tế của bạn. Nếu mới chỉ gặp một lần nhưng bạn đã có thể gọi tên chính xác người đó, điều này chứng tỏ ấn tượng của họ đã để lại trong bạn khá lớn, sâu sắc và tốt đẹp. Xét về góc độ giao lưu, khi bạn ghi nhớ tên của người khác cũng đồng nghĩa với sự tôn trọng, dần hình thành mối quan hệ thân thiết.

Việc ghi nhớ tên người đối diện cũng được xem là một lời khen – Ảnh: Internet

Khen trước, chê sau – Xin đừng!

Nhiều lãnh đạo có thói quen khen ngợi trước rồi phê bình sau, hoặc sau khi chỉ trích sẽ dùng lời khen cho một khía cạnh nào đó để xoa dịu bầu không khí trước đó. Tuy nhiên, đây là phương pháp hoàn toàn sai lầm, bởi con người sẽ mất nhiều năng lượng phân tích lời phê bình và quên đi lời khen trước đó. Cách tốt nhất là đưa ra bình luận về cách giải quyết công việc, chỉ cho nhân viên nên làm gì. Sau khi nhận thấy hiệu quả của việc thay đổi, đừng ngần ngại khen ngợi vì họ xứng đáng nhận được điều đó.
Xem thêm: Phê Bình Nhân Viên – Làm Thế Nào Mới Đúng Cách?

Khen ngợi không nhất thiết bằng lời nói

Trong công việc, sự tín nhiệm và tôn trọng của bạn dành cho nhân viên cấp dưới cũng được xem là lời khen tuyệt vời nhất. Từ đó, nhân viên có thêm động lực và tự tin làm việc hơn. Khen ngợi một cách thông minh có thể khai phá tiềm năng phát triển của mỗi người, thậm chí có khả năng giúp họ tạo kỳ tích. Nếu bạn không thể chia sẻ, hãy thể hiện nó bằng hành động, tin chắc rằng đối phương sẽ hiểu ý bạn.

Sức mạnh của lời khen trong kinh doanh

Lời khuyên “Hãy bắt đầu bằng một lời khen” mà các chuyên gia kinh doanh đã chia sẻ rất hữu hiệu. Phương pháp này giúp bạn tiếp cận khách hàng tốt hơn, dễ dàng trò chuyện và việc trao đổi cũng hiệu quả hơn. Bằng cách tìm ra ưu điểm của khách hàng và đưa ra lời khen tinh tế, bạn sẽ lấy được lòng tin và khơi gợi hứng thú của khách với sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn.

Lời khen trong công việc có thể hoặc không thể hiện bằng lời nói – Ảnh: Internet

Lời khen có thể dễ nói ra nhưng để chúng phát huy tối đa giá trị thì bạn luôn cần có bí quyết. Một lời khen không đúng cách có thể biến thành lời mỉa mai, châm chọc mặc dù bạn không hề có ý đó. Với những chia sẻ vừa rồi, hy vọng bạn đã có trong tay phương pháp hiệu quả nhất để lời khen đưa ra đúng đối tượng, hoàn cảnh và mục đích nhất.

Tin liên quan

Tăng Năng Suất Nhân Viên – Áp Dụng Ngay 8 Chiến Lược Hiệu Quả
“Văn Hóa Chiến Thắng” – Lãnh Đạo Làm Gì Để Cải Thiện?

Bài Viết Liên Quan