Chiếm giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong bộ máy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng tại Việt Nam, kiểm toán nội bộ chưa được quan tâm đúng mức. Sự hiện hiện của kiểm toán nội bộ sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, dự đoán và phòng ngừa rủi ro, kiểm soát bộ máy kinh doanh phát triển theo đúng định hướng.
Kiểm toán nội bộ đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp – Ảnh: Internet
Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, đưa ra dự đoán tương đối chính xác để phòng ngừa rủi ro cũng như kiểm soát bộ máy kinh doanh hiệu quả, kiểm toán nội bộ đã ra đời. Vậy, kiểm toán nội bộ là gì? Nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ ra sao? https://chefjob.vn sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết này.
Giải thích kiểm toán nội bộ là gì?
Có nhiều định nghĩa về kiểm toán nội bộ nhưng khái niệm được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất thì kiểm toán nội bộ là sự đảm bảo mục tiêu một cách độc lập. Các hoạt động tư vấn trong đó được thiết lập với mục tiêu cải thiện hoạt động kinh doanh và tăng giá trị cho doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ giúp doanh nghiệp đi đúng định hướng mục tiêu đã đề ra dựa trên các hệ thống và nguyên tắc.
Sau khi hiểu rõ như thế nào là kiểm toán nội bộ, Chefjob sẽ giúp bạn khám phá vai trò, nhiệm vụ và quy trình của kiểm toán nội bộ. Cụ thể:
Đóng vai trò như một ngọn hải đăng soi sáng doanh nghiệp
– Các chuyên gia ví von, kiểm toán nội bộ là người bảo vệ giá trị cho doanh nghiệp bởi quá trình này diễn ra với mục đích đảm bảo hoạt động của công ty đều tuân thủ các quy định pháp luật, đạo đức kinh doanh, từ đó mang lại danh tiếng theo chiều hướng tích cực cho đơn vị.
– Phát hiện ra những sai sót trong hoạt động kinh doanh, sau đó tư vấn và định hướng chiến lược phát triển cho ban lãnh đạo cũng như kiểm soát rủi ro cho doanh nghiệp.
– Hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến những điểm yếu từ hệ thống quản lý, giúp tăng năng suất vận hành. Thực tế đã chỉ ra rằng, tại các công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ thì hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn cũng như khả năng gian lận luôn ở mức thấp.
Thực hiện kiểm toán nội bộ sẽ mang lại cho doanh nghiệp những giá trị thiết thực – Ảnh: Internet
Nhiệm vụ
– Xây dựng, cập nhật quy trình nghiệp vụ lên ban lãnh đạo phê duyệt.
– Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ theo định kỳ.
– Thực hiện kiểm toán và tư vấn kiểm toán theo kế hoạch.
– Báo cáo kết quả kiểm toán.
– Thực hiện giám sát quá trình kiểm toán.
– Chỉnh sửa, bổ sung, phát triển phương pháp kiểm toán nhằm mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.
– Duy trì quá trình kiểm toán nội bộ tại doanh nghiệp.
– Đảm bảo thông tin được bảo mật theo quy chế của doanh nghiệp và theo pháp luật hiện hành.
– Chịu trách nhiệm về kết quả công tác kiểm toán nội bộ tại đơn vị mình công tác.
– Theo dõi, đốc thúc cũng như kiểm tra kết quả thực hiện các khuyến nghị từ bộ phận kiểm toán nội bộ.
– Tiến hành tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức quan trọng nhằm đảm bảo năng lực chuyên môn cho kiểm toán viên nội bộ tại doanh nghiệp.
Người thực hiện kiểm toán nội bộ đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau – Ảnh: Internet
Quy trình thực hiện
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán
Bước 2: Thực hiện kiểm toán
Bước 3: Báo cáo kết quả
Bước 4: Giám sát triển khai kết quả, thực hiện khuyến nghị kiểm toán
Các đề xuất của kiểm toán nội bộ là tiền đề giúp hoạt động tại doanh nghiệp từng bước được cải thiện để phát triển hơn so với hiện tại. Ngoài ra, nhân sự thuộc đơn vị cũng biết cách quản lý công việc hiệu quả hơn, làm việc tốt hơn khi áp dụng các khuyến nghị của kiểm toán nội bộ, từ đó tạo nên tập thể vững mạnh, cùng vì sự phát triển chung của doanh nghiệp.