Là người đảm bảo an toàn tại nhà hàng, khách sạn nên không thể phủ nhận đóng góp to lớn của đội ngũ nhân viên An ninh. Không quá khoa trương, nhân viên an ninh lặng lẽ với công việc bảo vệ an ninh hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về công việc của nhân viên An ninh, hãy cùng Chefjob khám phá nhé.
Không chỉ có tại nhà hàng, khách sạn lớn mà ngay với các đơn vị nhỏ cũng cần có sự hiện diễn của nhân viên An ninh. Hầu hết sự an toàn cho khách hàng và nhân viên tại nhà hàng khách sạn đều đặt lên đội ngũ An ninh. Họ, với những tên gọi khác nhau, có khi là Bảo vệ, có khi là Vệ sĩ luôn giữ cho mình một cái đầu lạnh và trách nhiệm cực lớn để sự an toàn được thiết lập tại đơn vị. Trong chuyên mục ngày hôm nay, Chefjob sẽ đưa bạn đến gần hơn với sứ mệnh của nhân viên An ninh thông qua bài viết bảng mô tả công việc mẫu.
>>> Tải ngay bộ mô tả công việc 25 vị trí ngành Nhà hàng Khách sạn TẠI ĐÂY
Công việc của nhân viên An ninh
1. Tuần tra, kiểm soát người và tài sản vào/ra khách sạn
- Thực hiện tuần tra các khu vực tại nhà hàng, khách sạn trong ca làm việc của mình: Tiền sảnh, khu vực cho nhân viên, khu vực bếp, buồng phòng, hành lang, phòng kho,… Chủ động xử ký các tình huống phát sinh tránh ảnh hưởng đến khách hàng và bộ phận khác.
- Ghi chú đầy đủ để đồng sự và cấp trên dễ dàng theo dõi.
- Kiểm tra thẻ của nhân viên khi vào/ra khách sạn.
- Kiểm soát việc lưu thông của các nhà cung cấp, khách hàng, bộ phận đối tác từ đơn vị khác, nghiêm cấm các trường hợp vào/ra nhà hàng khách sạn không đúng quy định.
2. Kiểm soát, vận hành các thiết bị an ninh và phòng cháy chữa cháy
- Đảm bảo hệ thống camera của nhà hàng, khách sạn luôn trong tình trạng ổn định để giám sát và nắm bắt các tình hình tại phòng giám sát.
- Tiến hành xử lý các trường hợp phát sinh dựa trên ghi nhận qua camera.
- Kiểm tra hoạt động của đèn báo khẩn cấp, nếu phát hiện hư hỏng cần báo cho bộ phận liên quan sửa chữa hoặc thay thế trong thời gian sớm nhất.
- Kiểm tra tình hình của các thiết bị phòng cháy chữa cháy để đảm bảo chúng vẫn tốt.
- Ghi chú lại các vấn đề cần thiết.
3. Xử lý các tình huống phát sinh
- Ẩu đả, tranh chấp: Khi có tranh chấp hoặc ẩu đả giữa nhân viên với nhân viên, giữa khách với khách, giữa nhân viên với khách,… nhân viên An ninh cần can thiệp ngay lập tức nhằm tránh hậu quả khó lường. Ghi chép lại báo cáo cho cấp trên về vấn đề này.
- Phát hiện mất mát, xảy ra tai nạn, tội phạm: Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của nhân viên An ninh khi phát hiện ra các trường hợp mất mát, xảy ra tai nạn hoặc có tội phạm trong nhà hàng, khách sạn. Phối hợp với bộ phận liên quan hoặc lực lượng chức năng, chính quyền địa phương để làm rõ vụ việc. Viết lại báo cáo cho cấp trên.
- Sự cố hỏa hoạn: Nhanh chóng kích hoạt hệ thống báo cháy. Sử dụng thiết bị chữa cháy của khách sạn dập tắt lửa trong trường hợp có thể khống chế được. Nếu cháy lớn, gọi ngay cho 114 và tiến hành dập lửa sơ bộ. Tuyệt đối không cho bất kỳ ai vào khu vực đang cháy. Sau khi dập tắt đám cháy, phối hợp cùng cơ quan chức năng tìm hiểu nguyên nhân.
- Phát hiện người chết tại nhà hàng khách sạn: Nhanh chóng phong tỏa hiện trường, báo cho cấp trên và tiến hành xử lý theo tiêu chuẩn quy định. Phối hợp cơ quan điều tra làm rõ vụ việc. Báo cáo lại cấp trên.
4. Công việc khác
- Bảo vệ an toàn cho khách VIP.
- Hỗ trợ các bộ phận liên quan khi có vấn đề xảy ra cần sự can thiệp của nhân viên An ninh.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu cấp trên.
- Các công việc khác mà cấp trên giao phó.
Qua những thông tin mà Chefjob chia sẻ trên đây, chúng ta có thể thấy rõ được tầm quan trọng không thể thiếu của đội ngũ nhân viên An ninh tại nhà hàng, khách sạn. Hy vọng những ai đang theo đuổi ước mơ trở thành nhân viên An ninh sẽ nỗ lực trau dồi để chứng tỏ thực lực của mình, làm tốt tất cả các sứ mệnh ở trên, đảm bảo an toàn cho nhà hàng, khách sạn.