Sơ Đồ Tổ Chức Nhà Hàng Và Nhiệm Vụ Từng Bộ Phận

Sơ Đồ Tổ Chức Nhà Hàng Và Nhiệm Vụ Từng Bộ Phận

Sơ đồ tổ chức nhà hàng thể hiện cơ cấu phòng ban và vai trò của từng bộ phận, giúp nhân viên biết được nhiệm vụ cũng như lộ trình thăng tiến của mình, giúp các nhà quản lý điều hành – phân phối – kiểm soát công việc lẫn nhân sự. Nếu bạn đang thắc mức về sơ đồ tổ chức nhà hàng và nhiệm vụ từng bộ phận là gì, hãy cùng Chefjob tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cùng với sự tăng trưởng của Du lịch và Ẩm thực, kinh doanh nhà hàng đang chứng tỏ được tiềm năng phát triển của mình ở hiện tại lẫn tương lai. Giàu cơ hội là thế nhưng tốc độ “mọc lên” nhanh chóng của quá nhiều nhà hàng đã khiến các đơn vị cạnh tranh “khốc liệt” hơn. Để tìm được chỗ đứng của mình trong ngành, các nhà hàng cần có định hướng và lối đi tạo nên bản sắc, thương hiệu riêng. Một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của nhà hàng chính là nhân sự. Thiết lập được cơ cấu nhân sự chặt chẽ sẽ giúp các nhà quản lý xây dựng đội ngũ cung ứng dịch vụ chất lượng cho khách hàng. Chính vì thế, thấu hiểu sơ đồ tổ chức nhà hàng và nhiệm vụ từng bộ phận là điều không thể thiếu với các nhà quản lý lẫn nhân viên.

so do to chuc nha hang
Sơ đồ tổ chức nhà hàng – Ảnh: Internet

Sơ đồ tổ chức nhà hàng và nhiệm vụ từng bộ phận

1. Ban Giám đốc

Vai trò của Ban Giám đốc trong nhà hàng chính là điều hành – giám sát – quản lý chung tất cả các công việc lẫn nhân viên. Họ là người có tiếng nói và quyết định cuối cùng đến các vấn đề quan trọng của nhà hàng như lên chiến lược, kế hoạch, định hướng phát triển cho đơn vị mình. Ngoài ra, các vấn đề phát sinh mang tính đột xuất, có tính chất nghiêm trọng cũng cần có sự đồng ý của Ban Giám đốc.

2. Quản lý nhà hàng

  • Quản lý nhà hàng là người hỗ trợ đắc lực cho Ban Giám Đốc, họ đảm nhận các hạng mục công việc:
  • Phân công và tổ chức phân công nhân sự thuộc cấp quản lý.
  • Giám sát các công việc nhằm mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất trong khu vực mà mình phụ trách.
  • Chịu trách nhiệm tài chính cho nhà hàng.
  • Phối hợp với Bếp trưởng để cập nhât, thay đổi hay xây dựng thực đơn cho nhà hàng.
  • Điều phối công việc của nhân viên. Đưa ra quyết định khen thưởng hay xử phạt nhân viên thuộc cấp quản lý của mình.

vai tro cua nguoi quan ly nha hang
Cùng trao đổi với Bếp trưởng để tạo ra thực đơn đặc sắc cho nhà hàng là vai trò của người Quản lý – Ảnh: Internet

3. Giám sát nhà hàng

  • Sắp xếp và bố trí nhiệm vụ cho nhân viên thuộc cấp mình quản lý.
  • Giám sát quá trình hoạt động của nhân viên.
  • Đề xuất khen thưởng, xử phạt hoặc tuyển dụng thêm nhân viên.
  • Phối hợp với các bộ phận khác.

4. Bộ phận Lễ tân

Được xem là hình ảnh đại diện cho nhà hàng nên bộ phận Lễ tân có vai trò cực kỳ quan trọng trong sơ đồ nhà hàng. Những người làm trong bộ phận này chịu trách nhiệm đón/tiễn khách, giải đáp các thắc mắc cũng như xử lý các khiếu nại của khách hàng. Nếu có vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát thì lập tức thông báo với cấp trên để giải quyết.

5. Bộ phận Phục vụ

Cùng với Lễ tân, bộ phận Phục vụ chịu trách nhiệm đón và tiễn khách, sắp xếp chỗ ngồi và gợi ý cho khách chọn món, phục vụ nhu cầu của khách trong suốt thời gian khách thưởng thức bữa ăn tại nhà hàng. Sau khi khách rời khỏi, nhân viên Phục vụ còn có trách nhiệm dọn dẹp và sắp xếp lại không gian ăn uống của khách.

nhan vien phuc vu trong nha hang
Nhân viên Phục vụ giữ vị trí quan trọng trong nhà hàng – Ảnh: Internet

6. Bộ phần quầy Bar

Đây là khu vực cung cấp thức uống cho thực khách nên nhiệm vụ của nhân viên quầy Bar là tạo ra các thức uống ngon, bổ dưỡng và đẹp mắt cho thực khách. Dĩ nhiên, họ cũng có trách nhiệm giữ gìn khu vực quầy Bar của mình sạch sẽ và tươm tất.

7. Bộ phận Bếp

Là bộ phận quan trọng bậc nhất tại nhà hàng, những nhân viên trong khu vực Bếp sẽ chịu trách nhiệm chế biến các món ăn chất lượng và có tính thẩm mỹ, mang lại sự hài lòng cho thực khách và níu chân họ quay lại. Trong khu vực Bếp có Bếp trưởng, Bếp phó, Ca trưởng, Đầu bếp, Phụ bếp,… để trao đổi và phối hợp với nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ đó.

Ngoài các bộ phận chính trên đây thì trong sơ đồ tổ chức nhà hàng còn có bộ phận Kế toán/thu ngân, bộ phận An ninh, bộ phận Vệ sinh, bộ phận Marketing, bộ phận IT,… Nếu bạn đang muốn thử thách với nhà hàng, hãy ghi nhớ tất cả các thông tin về sơ đồ tổ chức nhà hàng trên đây để tạo ra một tập thể vững mạnh. Nếu bạn đang chuẩn bị đi phỏng vấn tại nhà hàng thì cũng lưu nhớ cho mình các thông tin này vì biết đâu, nhà tuyển dụng sẽ thăm dò hiểu biết của bạn đấy.

Bài Viết Liên Quan