Tiêu Chuẩn Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Và Những Quy Định Cần Nhớ Nếu Muốn Kinh Doanh Nhà Hàng - Chefjob.vn

Tiêu Chuẩn Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Và Những Quy Định Cần Nhớ Nếu Muốn Kinh Doanh Nhà Hàng

Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hàng đầu hiện nay bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và uy tín của đơn vị kinh doanh. Bạn muốn kinh doanh quán ăn? Vậy bạn đã có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm chưa?

Thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người. Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể. Tuy nhiên thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày cũng có những “bí mật”. Do đó, các đơn vị kinh doanh ẩm thực phải có bảng giá kiểm nghiệm thực phẩm, vừa đảm bảo sức khỏe khách hàng vừa giữ uy tín thương hiệu.

Vệ sinh an toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong kinh doanh thực phẩm
– Ảnh: Internet

Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Vệ sinh an toàn thực phẩm là tiêu chí hàng đầu quyết định một cơ sở kinh doanh Ẩm thực chất lượng. Một doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm cần Hiện tại, thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải nắm rõ quy định và yêu cầu đặc biệt cho từng nội dung:

Yêu cầu với cơ sở

  • Có đủ diện tích để bố trí các khu vực bày bán thực phẩm, khu vực chứa đựng, bảo quản và thuận tiện để vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm.
  • Không bị ngập nước, đọng nước.
  • Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại.
  • Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hoá chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác.
  • Thiết kế các khu vực kinh doanh thực phẩm, vệ sinh, thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ phải tách biệt, phù hợp với yêu cầu thực phẩm kinh doanh.
  • Cửa ra vào, cửa sổ phải nhẵn, phẳng thuận tiện cho việc làm vệ sinh; những nơi cần thiết phải có lưới bảo vệ tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
  • Nguồn ánh sáng, cường độ ánh sáng phải bảo đảm theo quy định; các bóng đèn cần được che chắn an toàn.
  • Hệ thống thông gió phù hợp với yêu cầu bảo quản thực phẩm, bảo đảm thông thoáng ở các khu vực.
  • Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ làm bằng vật liệu ít bị hư hỏng, bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.
  • Có đủ nước sạch để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở và phù hợp với quy chuẩn.
  • Thực phẩm kinh doanh phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng.

kinh doanh am thuc
Để kinh doanh ẩm thực, các đơn vị nhà hàng, khách sạn quán ăn… cần đáp ứng nhiều điều kiện về
cơ sở vật chất, nguyên vật liệu… – Ảnh: Internet

Yêu cầu với trang thiết bị, dụng cụ

  • Trang thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm (giá kệ, tủ bày sản phẩm, trang thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thông gió ở khu vực chứa đựng, bày bán, bảo quản thực phẩm); có quy định về quy trình, chế độ vệ sinh đối với cơ sở.
  • Đủ trang thiết bị để kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại sản phẩm thực phẩm trong suốt quá trình kinh doanh thực phẩm.
  • Thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại không han gỉ, dễ tháo rời để bảo dưỡng và làm vệ sinh, thiết kế bảo đảm hoạt động hiệu quả phòng chống côn trùng và động vật gây hại; không sử dụng thuốc, động vật diệt chuột, côn trùng trong khu vực kinh doanh, bảo quản thực phẩm.
  • Thiết bị, dụng cụ giám sát, đo lường chất lượng, an toàn sản phẩm phải đảm bảo độ chính xác và được bảo dưỡng, kiểm định định kỳ theo quy định.

Vén màn bí mật của thực phẩm

Chuối sẽ hấp dẫn muỗi: Muỗi dễ bị thu hút bởi chuối, đó là lý do vì sao muỗi đột nhiên xuất hiện rất nhiều trong nhà khi chúng ta để chuối trên bàn ăn. Thậm chí khi bạn ăn chuối, muỗi có thể “đánh hơi” và tìm đến bạn.

Không nên uống trà đã pha quá lâu: Nếu bạn có thói quen giữ lại nước trà đã pha từ hôm trước và sử dụng cho hôm nay thì nên dừng lại ngay. Vì trà để lâu sẽ sinh chất gây kích ứng dạ dày, không tốt cho sức khỏe.

Nho bị nổ nếu quay trong lò vi sóng: Nho tươi khi gặp nhiệt sẽ sinh ra lửa, gây cháy nổ trong lò vi sóng. Với nho khô cũng vậy, nho và hạt nho sẽ sinh ra khói nếu gặp nhiệt. Nếu bạn đang có ý định quay bánh ngọt có nho khô trong lò vi sóng thì hãy cẩn thận nhé.

Mật ong không bao giờ hỏng: Mật ong rất ít ẩm và có tính acid cao – đây là hai yếu tố giúp thực phẩm lâu hỏng. Bởi trong môi trường có độ ẩm thấp và acid cao, vi khuẩn gần như chết ngay lập tức.

Bơ chuyển sang màu nâu khi tiếp xúc trực tiếp với không khí: Bơ có thể chuyển sang màu nâu chỉ trong 1 phút sau khi được cắt ra. Đó là lý do vì sao sau khi lột sạch vỏ, trên bơ sẽ xuất hiện những vệt nâu đen. Nguyên nhân chính là do bơ có chứa enzyme polyphenol oxidase, chất này sau khi tiếp xúc với không khí sẽ lập tức chuyển thành màu nâu.

Bơ chuyển màu chỉ trong 1 phút

Bơ chuyển màu chỉ trong 1 phút sau khi cắt ra – Ảnh: Internet

Thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày cần bảo quản đúng tiêu chuẩn, đặc biệt các cơ sở kinh doanh Ẩm thực cần quy định ghi nhãn thực phẩm, hiểu có bao nhiêu hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn… để có hướng giải quyết phù hợp. Nếu bạn chưa biết học chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu, phương pháp nào phù hợp với doanh nghiệp thì hãy nhanh “bỏ túi” thông tin Chefjob vừa chia sẻ nhé.

Tin liên quan

Nghe Đầu Bếp Kể Chuyện Bảo Quản Thực Phẩm Trong Nhà Hàng

Chiến Lược Kinh Doanh Nhà Hàng Ăn Uống Chủ Đầu Tư Cần Biết

Bài Viết Liên Quan