Nghiệp vụ kế toán khách sạn là sự tập hợp giá thành dịch vụ, cụ thể là tập hợp giá thành món ăn và giá thành dịch vụ phòng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về nghiệp kế toán trong các khách sạn, nhà hàng.
Mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh khách sạn đó chính là mang về lợi nhuận. Bộ phận kế toán sẽ đảm nhận toàn bộ các công việc liên quan đến xử lý các số liệu về giá cả dịch vụ, doanh thu, lợi nhuận… Vậy nghiệp vụ kế toán khách sạn được tiến hành như thế nào? Đây là thắc mắc chung của nhiều người.
Kế toán khách sạn sẽ đảm nhận các công việc liên quan đến số liệu, giá thành dịch vụ, doanh thu, lợi nhuận… – Ảnh: Internet
Quy trình nghiệp vụ kế toán khách sạn
Quy trình nghiệp vụ kế toán khách sạn bao gồm ba công đoạn chính: Xử lý số dư đầu kỳ, xử lý các phát sinh trong kỳ và xử lý các nội dung cuối kỳ. Cụ thể:
1. Xử lý số dư đầu kỳ:
- Khai báo các mã kho, mã vật tư, thành phẩm các danh mục, tài khoản ngân hàng.
- Quản lý, theo dõi, đối chiếu công nợ phải thu, công nợ phải trả cho nhà cung cấp.
- Tổng hợp, cập nhật, báo cáo hàng tồn kho, nguyên vật liệu.
- Tạo các mã dịch vụ phòng nghỉ.
- Lập báo cáo, xử lý, phân bổ tài sản cố định, dụng cụ từ cuối kỳ trước chuyển sang kỳ hiện tại.
- Nhập số dư tất cả các tài khoản cuối năm trước chuyển sang năm hiện tại.
Xử lý số dư đầu kỳ bao gồm các công việc từ theo dõi công nợ, cập nhật hàng tồn, tạo mã dịch vụ phòng nghỉ… – Ảnh: Internet
2. Xử lý các phát sinh trong kỳ:
Xử lý các phát sinh trong kỳ của nghiệp vụ kế toán nhà hàng, khách sạn có sự khác nhau giữa hai mảng. Trong đó:
- Đối với mảng nhà hàng: Xây dựng định mức chi tiết nguyên vật liệu cho các món ăn của nhà hàng, lập phiếu xuất – nhập kho thành phẩm, hóa đơn mua mới và phân bổ công cụ dụng cụ hàng tháng, hóa đơn mua mới và khấu tài sản cố định hằng tháng, doanh thu bán ra của món ăn, chi phí quản lý nhà hàng, lương nhân viên, tính giá thành món ăn…
- Đối với mảng khách sạn: Lập mã công việc trong dịch vụ phòng nghỉ, hạch toán hóa đơn chi phí phân bổ, hóa đơn mua mới và phân bổ công cụ dụng cụ, hóa đơn mua mới và khấu hao tài sản cố định, doanh thu dịch vụ vụ, tính giá thành cho dịch vụ phòng nghỉ…
Nghiệp vụ kế toán nhà hàng khách sạn là sự tổng hợp của nhiều loại hình doanh nghiệp như: Kế toán sản xuất, kế toán thương mại, kế toán dịch vụ, vì thế đòi hỏi người kế toán cần phải nắm vững các nghiệp vụ và phân biệt được kế toán nhà hàng và kế toán khách sạn để thực hiện.
So với các loại hình doanh nghiệp khác, kế toán khách sạn phức tạp hơn do tổng hợp nhiều loại hình khác nhau – Ảnh: Internet
3. Xử lý các nội dụng cuối kỳ:
- Lập báo cáo tài chính cân đối kế toán và các quyết toán thuế theo quy định vào cuối năm.
- In sổ sách gồm: Sổ cái, sổ chi tiết và các báo cáo liên quan.
- Phân loại hồ sơ, sắp xếp, lưu trữ các chứng từ hồ sơ theo từng loại riêng biệt.
- Chuẩn bị đầy đủ các nghiệp vụ, sổ sách, giấy tờ có liên quan sẵn sàng giải trình với cơ quan thuế.
Đó là những nghiệp vụ kế toán khách sạn cơ bản nhất mà bạn cần nắm nếu muốn làm việc trong lĩnh vực này. So với các loại hình doanh nghiệp khác thì kế toán nhà hàng khách sạn khác ở nghiệp vụ tập hợp giá thành dịch vụ nhà hàng khách sạn, cụ thể là tập hợp giá thành món ăn và giá thành dịch vụ phòng. Đây cũng là phần khó nhất đối với các Nhân viên kế toán. Tập hợp giá thành ở khách sạn được quy định tại tài khoản 154, thông tư 200. Theo đó, trong hoạt động kinh doanh khách sạn, tài khoản 154 phải được mở chi tiết từng loại dịch vụ như hoạt động ăn uống, dịch vụ phòng nghỉ, dịch vụ vui chơi giải trí, các dịch vụ khác (giặt là, điện tín, thể thao…). Hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong nghiệp vụ kế toán khách sạn đó là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ.
Để ứng tuyển vị trí Nhân viên kế toán tại các khách sạn và thực hiện nghiệp vụ kế toán khách sạn một cách thành thạo, chính xác, bạn cần phải học qua các lớp, chương trình đạo tạo nghiệp vụ kế toán, có khả năng tính toán nhanh, xử lý các con số chuẩn xác…