Đơn Xin Nghỉ Phép Không Lương Chuẩn Dành Cho Người Lao Động

Đơn Xin Nghỉ Việc Không Lương Chuẩn Dành Cho Người Lao Động

Đơn xin nghỉ việc không lương là tài liệu mà người lao động thường xuyên sử dụng trong những trường hợp họ cần nghỉ việc tạm thời vì có kế hoạch dài ngày hoặc công việc đột xuất. Vậy đơn nghỉ việc không lương cần có nội dung gì, viết như thế nào? Chefjob sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này qua bài viết sau.

Bên cạnh thời gian làm việc thì trong một năm, bạn sẽ có những kế hoạch riêng của mình như kết hôn, du lịch dài ngày, nghỉ bệnh hoặc những việc đột xuất khác. Lúc này, nếu bạn đã hết số lượng ngày nghỉ việc hưởng lương theo quy định hoặc muốn nghỉ việc không lương, bạn cần sử dụng đơn xin nghỉ việc không lương để trình lên sếp.

nghi lam co ke hoach ca lam don xin nghi phep khong luong
Trong trường hợp bạn cần nghỉ làm vì có kế hoạch, công việc đột xuất cần làm phải làm đơn xin nghỉ việc không lương để trình lên sếp – Ảnh: Internet

Căn cứ vào Điều 116 của Bộ luật Lao động năm 2012 về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương:

Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

  • Kết hôn: Nghỉ 03 ngày.
  • Con kết hôn: Nghỉ 01 ngày.
  • Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: Nghỉ 03 ngày.

Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Pháp luật không điều chỉnh cụ thể về thời gian nghỉ không hưởng lương. Thời gian nghỉ không hưởng lương (ngoài khoản 2, Điều 116 BLLĐ 2012) hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Căn cứ vào điều kiện, tính chất công việc của bạn mà bạn và công ty sẽ thỏa thuận về việc nghỉ không lương, nghỉ trong bao lâu để đảm bảo yêu cầu công việc.

can cu vao tinh chat cong viec nguoi lao dong se thoa thuan ve nghi viec khong luongCăn cứ vào tính chất công việc, người lao động và người sử dụng lao động sẽ thỏa thuận về việc nghỉ không lương – Ảnh: Internet

Để được duyệt nghỉ việc không lương, bạn cần tiến hành viết đơn xin nghỉ việc không lương để gửi sếp. Đơn xin nghỉ việc không lương phải có các nội dung sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ.
  • Tên loại đơn, trong trường hợp này là Đơn xin nghỉ việc không lương.
  • Kính gửi: Ở mục này, bạn nên điền người nhận và duyệt đơn của bạn, đó là Ban Giám đốc và phòng Hành chính – Nhân sự.
  • Thông tin người làm đơn, bao gồm: Họ tên, Mã nhân viên (nếu có), chức vụ, phòng ban và địa chỉ liên hệ khi cần thiết.
  • Thời gian nghỉ việc không lương: Ghi rõ thời gian nghỉ bắt đầu từ ngày tháng năm nào và kết thúc vào ngày tháng năm nào.
  • Lý do nghỉ việc không lương: Ghi rõ lý do nghỉ việc của bạn, lý do càng hợp lý thì đơn xin nghỉ càng dễ được chấp thuận, phê duyệt.
  • Nội dung bàn giao công việc: Ghi rõ thông tin người tạm thời tiếp nhận, xử lý công việc của bạn trong thời gian bạn nghỉ (họ tên, phòng ban, bộ phận, thông tin liên lạc), các công việc bàn giao…
  • Ký và ghi rõ họ tên người làm đơn

Đó là một số thông tin cần có trong mẫu đơn xin nghỉ việc không lương, ngoài ra, tùy vào tính chất và đặc thù công việc và công ty, sẽ có một số thay đổi nhưng nhìn chung, đây đều là những thông tin bắt buộc.

mau don nghi viec khong luong

Một ví dụ về mẫu đơn nghỉ việc không lương mà bạn có thể tham khảo – Ảnh: Internet

Nếu đơn xin nghỉ việc không lương của bạn được duyệt thì trong thời gian nghỉ trên 14 ngày/ tháng, công ty sẽ không tham gia các chế độ về BHXH, BHYT và BHTN cho người lao động vì các chế độ này phải tính căn cứ trên mức lương của người lao động. Còn nếu số ngày nghỉ không lương dưới 14 ngày làm việc thì tháng đó vẫn đóng bảo hiểm trích từ tiền lương của tháng đó để đóng cho cơ quan bảo hiểm.

Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hình dung được đơn xin nghỉ việc không lương để áp dụng trong những trường hợp cần thiết. Dù bạn đang làm việc ở vị trí nào từ Lễ tân, Đầu bếp, Giám sát bộ phận… thì đều phải biết cách viết một mẫu đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp gửi sếp. Bên cạnh đơn xin nghỉ việc thì đơn xin nghỉ việc cũng là mẫu đơn thường xuyên được sử dụng, cùng tham khảo bài viết Mẫu đơn xin nghỉ việc tiêu chuẩn ngành Nhà hàng – Khách sạn để tìm hiểu kỹ hơn bạn nhé!

Bài Viết Liên Quan