Bạn có đam mê với những món đồ uống đầu màu sắc, say với hương vị hòa lẫn giữa đắng, cay có chút ngọt hơn đầu lưỡi. Bạn mong muốn trở thành một Bartender vậy xuất phát điểm nào là tốt nhất dành cho bạn.
Như bất kỳ công việc, nghề nghiệp nào, bạn phải bắt đầu từ những vị trí cơ bản nhất để học hỏi kinh nghiệm và có nền tảng vững chắc, làm bàn đạp để phóng nhanh về mục tiêu chính của mình trong nghề. Để trở thành một Bartender, trước hết bạn hãy là một Phụ Bar kiên trì, ham học hỏi, đây là vị trí giúp bạn có “điểm nhìn” lý tưởng trong nghề. Cùng khám phá bản mô tả công việc của phụ Bar từ Chefjob.vn
>>> Tải ngay bộ mô tả công việc 25 vị trí ngành Nhà hàng Khách sạn TẠI ĐÂY
Phụ Bar là “bàn đạp” giúp bạn tiến nhanh và vững trong nghề – Ảnh: Internet
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ trong ngành công nghiệp không khói Du lịch, Nhà hàng – Khách sạn tạo điều kiện cho nghề Pha chế. Bạn sẽ dễ dàng nhận được công việc trong các tiệm cà phê hay các quán Bar, Beer Club.
Nhiệm vụ chính của một Phụ Bar
Phụ Bar là người giúp đỡ cho các Bartender chính của quán. Đây là khoảng thời gian sẽ giúp bạn thu thập được kha khá kiến thức, kinh nghiệm từ Bartender chính, giúp ích cho công việc.
1.Chuẩn bị nguyên liệu
- Hỗ trợ chuẩn bị nguyên liệu, thành phần theo công thức pha chế (không tham gia pha chế).
- Cùng Bartender chính kiểm tra nguyên, vật liệu.
- Đảm bảo đầy đủ các nguyên, vật liệu trong Pha chế (theo menu hoặc công thức).
- Học hỏi cách chuẩn bị các nguyên, vật liệu cần thiết.
- Hỗ trợ chuẩn bị dụng cụ pha chế
- Theo chỉ đạo của Bartender chính, Tổ trưởng chuẩn bị các dụng cụ Pha chế cần thiết theo tiêu chuẩn của quầy Bar.
2.Hỗ trợ dọn dẹp và sắp xếp khu vực làm việc
- Dọn dẹp các dụng cụ sạch sẽ và để gọn gàng đúng nơi quy định.
- Vệ sinh quầy Bar.
- Sắp xếp các nguyên liệu gọn gàng trong tủ, kệ.
- Giữ vệ sinh tủ lạnh, tủ mát, kệ, khu vực làm việc.
3.Phục vụ khách hàng
- Cùng với Bartender chính phục vụ khách hàng.
- Đảm bảo sự hài lòng từ khách hàng.
- Thực hiện giao tiếp và bán hàng khi cần thiết.
4.Các công việc khác theo sự phân công của Bartender chính và Tổ trưởng
- Thực hiện các công việc theo sự phân công của Bartender chính hoặc Tổ trưởng.
- Linh hoạt trong công việc.
- Phụ giúp các vị trí khác khi cần thiết, giờ cao điểm.
Yêu cầu của một Phụ Bar:
- Có kiến thức về các loại rượu nói chung, rượu vang và các thức thuốc có cồn.
- Có vị giác tốt.
- Uống được các loại thức uống có cồn.
- Sự tỉ mỉ, khéo léo.
- Chăm chỉ.
- Biết quan sát.
- Ham học hỏi và óc sáng tạo.
- Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng Pha chế tốt.
- Nhiệt tình, trung thực.
- Yêu thích công việc Pha chế.
Không chỉ thỏa mãn ước mơ chinh phục, Phụ Bar chắc chắn giúp bạn có cái nhìn đa chiều và bao quát về nghề Bartender – Ảnh: Internet
Vị trí Phụ Bar là xuất phát điểm lý tưởng khi bạn muốn trở thành một Bartender chuyên nghiệp với mức thu nhập từ 3 – 4 triệu đồng/tháng chưa bao gồm hoa hồng và các phụ cấp khác.
Lý do bạn nên bắt đầu từ vị trí Phụ Bar
Đây là vị trí được tiếp xúc trực tiếp với các Bertender chính của quán, bạn sẽ trực tiếp học hỏi các kinh nghiệm cũng như “bí quyết” của nghề thông qua những ngày tháng hỗ trợ. Bạn sẽ học hỏi được nhiều “tuyệt chiêu” pha chế độc đáo từ người Bartender mà bạn theo phụ.
Phụ Bar là vị trí tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đây là cơ hội giúp bạn nâng cao kỹ năng giao tiếp, làm quen với việc bán hàng và am hiểu tâm lý khách hàng. Quá thuận lợi cho sự nghiệp sau này của mình khi trở thành một Bartender chuyên nghiệp.
Học hỏi và tích lũy kinh nghiệm là điều cần thiết đối với các Phụ Bar – Ảnh: Internet
Tràn ngập cơ hội để tích lũy kiến thức cơ bản và các công thức pha chế cocktail, sinh tố, nắm bắt đa dạng về các loại rượu nói chung và bia.
Sự phấn đấu và đầu tư của bạn trong nghề sẽ đem tới nhiều kinh nghiệm và có những bước tiến xa hơn trong nghề Pha chế. Phụ Bar là khởi điểm tạo ra nhiều cơ hội tiếp xúc trực tiếp với thực tế nghề nghiệp, nếu đủ nỗ lực học hỏi cùng lòng yêu nghề thì những vị trí như Bartender hay Giám sát Bar, thậm chí Quản lý Bar – Nhà hàng đều sẵn sàng chờ bạn chinh phục. Tất nhiên cùng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ là khoảng thời gian bạn đầu tư cho kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp được hoàn thiện hơn (khoảng 1 – 2 năm cho vị trí Bartender, 8 – 10 năm vị trí Giám sát Bar).