HRBP Là Gì? Vai Trò Thiết Yếu Của HRBP Trong Ngành Nhà Hàng - Khách Sạn

HRBP Là Gì? Vai Trò Thiết Yếu Của HRBP Trong Ngành Nhà Hàng – Khách Sạn

HRBP là gì? HRBP có tầm quan trọng thế nào trong cơ cấu tổ chức doanh nghiệp? Theo khảo sát mới nhất của chefjob.vn, các nhà lãnh đạo và quản lý đều đồng thuận cho rằng bộ phận Nhân sự có tầm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động, phát triển của công ty bởi quản lý nhân sự luôn đi đôi với chiến lược kinh doanh.

hrbp ngay cang quan trong voi doanh nghiep

HRBP ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình tại các doanh nghiệp – Ảnh: Internet

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, bộ phận HR – Nhân sự không đơn thuần dừng lại ở việc quản lý nhân viên mà còn tham gia vào các phòng ban khác liên quan đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nhằm xây dựng định hướng tổng thể, từ đó giúp đơn vị đạt được các mục tiêu đã đề ra trong đầu năm. Có thể nói, HRBP giờ đây đã trở thành nguồn lực quan trọng không thể thiếu tại các doanh nghiệp lớn, nhất là trong ngành Nhà hàng – Khách sạn. Đến đây, bạn đã hình dung được HRBP là gì chưa?

HRBP là gì?

HRBP được viết tắt từ cụm Human Resource Business Partner, có nghĩa là “nhân sự – đối tác chiến lược kinh doanh”. Các doanh nghiệp lớn thường chú trọng đầu tư vào HRBP như “át chủ bài” bởi những hiệu quả mà bộ phận này mang lại. Muốn trở thành HRBP, họ phải là những người có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về nhân sự; đồng thời hiểu biết tốt về hoạt động kinh doanh, có tầm nhìn về hoạch định để trở thành đối tác với các phòng ban khác trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh tổng thể cho đơn vị.

hrbp la Human Resource Business Partner
HRBP được viết tắt từ cụm Human Resource Business Partner – Ảnh: Internet

Vai trò của HRBP

Như Chefjob đã đề cập ở trên, các doanh nghiệp lớn hiện nay đã áp dụng mô hình HRBP bởi hiệu quả mà nhân viên HRBP mang lại. Cụ thể, HRBP đóng vai trò:

– Đối tác chiến lược của quản lý bộ phận đối tác, quản lý cấp cao nhằm thực hiện hóa các chiến lược kinh doanh hiệu quả.

– Là chuyên gia quản lý nhân sự nhằm cân đối giữa hiệu suất – chi phí – lợi nhuận cho doanh nghiệp.

– Tham vấn cho người lao động, đại diện cho tiếng nói và việc làm của họ, từ đó khuyến khích người lao động phát huy tối đa năng lực, cống hiến cho đơn vị.

– Quản lý sự thay đổi nhằm đảm bảo các hoạt động cải tiến trong doanh nghiệp, định hình quy trình và văn hóa tổ chức để nâng cao năng lực chuyển hóa của tổ chức mình.

Sự chuyển đổi giữa mô hình nhân sự – HR truyền thống sang HRBP – nhân sự đối tác chiến lược kinh doanh thực sự là một bước ngoặc lớn. Điều này đã làm thay đổi tư duy cũng như xác định lại vai trò của bộ phận Nhân sự tại doanh nghiệp. Tại nhiều quốc gia phát triển, mô hình HRBP đã trở nên thông dụng, giúp đơn vị đạt được nhiều thành công nên không khó để hiểu tại sao trong thời đại giao thoa công nghệ như hiện nay, HRBP đã bắt đầu “chen chân” vào thị trường Việt Nam.

hrbp at chu bai cua doanh nghiep
HRBP được ví von là “át chủ bài” kiến tạo nên dấu ấn thành công cho doanh nghiệp – Ảnh: Internet

Nhiệm vụ của HRBP trong ngành Nhà hàng – Khách sạn

Nhằm mang đến sự hài lòng tuyệt vời nhất cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ mà đơn vị cung ứng, các nhà hàng, khách sạn đang không ngừng nỗ lực hoàn thiện và phát triển cơ cấu nhân sự từ vị trí Đầu bếp, Lễ tân, Pha chế cơ bản đến vị trí Bếp trưởng, Quản lý cấp cao. Với mục tiêu chuyển hóa doanh nghiệp đi lên, tạo ra sự thay đổi lớn về hệ thống nhân sự và chiến lược, HRBP cần thể hiện vai trò của mình qua 4 nhiệm vụ chính sau đây:

– Strategic Partner – Đối tác chiến lược: Điều chỉnh chiến lược nhân sự, đáp ứng nhu cầu thay đổi theo tình hình doanh nghiệp; nắm vững thước đo năng lực nhân sự; nhận diện chiến lược kinh doanh mới và ảnh hưởng của bộ máy nhân sự; tái cấu trúc nhân sự theo mục tiêu; hiểu rõ tầm quan trọng của nhân tài với doanh nghiệp;…

– Operations Manager – Quản lý hoạt động: Tuyên truyền văn hóa, chính sách, quy định, quy trình làm việc đến nhân viên; giám sát nhân viên và đưa ra đánh giá về thái độ, tác phong; cập nhật các chương trình thay đổi, bổ sung đến toàn bộ nhân viên.

– Emergency Responder – Phản ứng khẩn cấp: Nhận, xử lý, phản hồi thông tin trước những thắc mắc, khiếu nại của nhân viên; dự trù các tình huống có thể xảy ra để phản ứng nhanh chóng, kịp thời.

– Employee Mediator – Người hòa giải: Giải quyết mâu thuẫn; ứng phó trước những thay đổi cấu trúc nhân sự trong tổ chức; giải quyết vấn đề liên khác liên quan đến nội bộ.

Là ngành dịch vụ nên Nhà hàng – Khách sạn cần rất nhiều nhân sự, mỗi người là một tính cách khác nhau, cái giỏi của người làm bộ phận HRBP chính là làm sao để dung hòa được tất cả các cá tính đó trong tập thể, định hướng phát triển phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức. Ngoài ra, HRBP cũng cần thể hiện vai trò của mình trong chiến lược kinh doanh. Sau khi biết HRBP là gì cũng như tầm ảnh hưởng, trách nhiệm của HRBP, bạn có muốn trở thành một chuyên viên HRBP trong tương lai?

Bài Viết Liên Quan