Ngày nay, R&D trở thành thuật ngữ quen thuộc và rất quan trọng trong sự phát triển của nhiều công ty, doanh nghiệp lớn. Vậy R&D là gì? Chức năng và nhiệm vụ của R&D như thế nào? Người làm R&D cần có những kỹ năng gì để thành công? Chefjob.vn sẽ giải đáp tường tận các câu hỏi này trong bài viết dưới đây.
R&D đóng vai trò quan trọng trong các công ty và doanh nghiệp – Ảnh: Internet
R&D là gì?
R&D (Research and Development) có nghĩa là nghiên cứu và phát triển bất kỳ hoạt động nào liên quan đến việc tạo ra sự đổi mới trong các dịch vụ, sản phẩm, quy trình hiện có hoặc phát hiện những cải tiến mới để tạo ra sản phẩm mới. Hiểu một cách đơn giản, R&D là quá trình nghiên cứu nhằm mục tiêu tạo ra cải tiến và sự đổi mới tích cực cho doanh nghiệp. Phần lớn các công ty hiện nay đều dành ngân sách và nguồn lực đầu tư cho các hoạt động của R&D để phát triển sản phẩm mới hoặc nâng các quy trình, sản phẩm đã có.
Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận R&D
Bộ phận R&D vô cùng cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp trong thời buổi hội nhập và phát triển chung của thế giới. Chức năng và nhiệm vụ chính của bộ phận này gồm:
Phân tích tổng hợp: Đây là công việc thường xuyên nhất của R&D. Nhân viên của phòng phải luôn cập nhật thông tin liên quan đến các dự án mới và thị trường cần tiếp cận, sau đó xác định nguồn thông tin có đáng tin cậy hay không rồi tiến hành phân tích, chắt lọc thông tin theo hướng dễ hiểu nhất, tiết kiệm tối đa thời gian cho các bên liên quan.
Phân tích dữ liệu: Những dữ án có khối lượng dữ liệu lớn, mang tính trọng điểm và có sự tương tác của hàng triệu khách hàng cùng lúc thì bộ phận R&D có nhiệm vụ ghi chép và tổng hợp dữ liệu đầy đủ để phân tích chuyên sâu và đưa ra góc nhìn khách quan, giúp các bộ phận khác hoàn thành công việc tốt hơn.
Nghiên cứu khách hàng: Bô phận R&D đảm nhiệm công việc nghiên cứu độ tuổi, hành vi, tính cách, sở thích, mức thu nhập, khu vực sinh sống… của khách hàng. Nếu công việc này được làm tốt, quy trình chăm sóc khách hàng sẽ diễn ra thuận lợi hơn.
Chia sẻ thông tin: Dựa vào các thông tin thu thập được từ nhiều nguồn trong và ngoài nước, bộ phận R&D sẽ làm các báo cáo chuyên sâu về sản phẩm, dịch vụ, từ đó giúp người tiêu dùng có cái nhìn rõ hơn về tổng quan ngành.
R&D có nhiệm vụ phân tích và nghiên cứu dữ liệu – Ảnh: Internet
Phân loại – Công việc của R&D
Product R&D (Nghiên cứu – phát triển sản phẩm)
Hoạt động nghiên cứu – phát triển sản phẩm của bộ phận R&D nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm mới hay cải tiến, nâng cao chất lượng của những sản phẩm hiện có. Riêng trong các đơn vị cung cấp dịch vụ như resort, khách sạn, R&D sẽ phụ trách nghiên cứu và đưa ra những dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng như: Dịch vụ chăm sóc da, tắm bùn, xông hơi…
Technology R&D (Nghiên cứu – phát triển công nghệ)
Mục đích của Technology R&D là tạo ra công nghệ mới để cải tiến sản phẩm cũ, ứng dụng vào sản phẩm mới có chất lượng và giá thành tốt hơn. Nhiệm vụ này bao gồm cả nghiên cứu bí quyết công nghệ của đối thủ.
Packaging R&D (Nghiên cứu – phát triển bao bì)
Đối với các doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm tiêu dùng, nhiệm vụ nghiên cứu – phát triển bao bì của bộ phận R&D đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo nên chất liệu, kiểu dáng bao bì mới hoặc phương thức đóng gói bao bì tối ưu nhất. Hoạt động này sẽ giúp thu hút khách hàng và tăng lượng sản phẩm tiêu thụ.
Process R&D (Nghiên cứu – phát triển quy trình)
Nhiệm vụ này của bộ phận R&D được xem là hoạt động nghiên cứu – phát triển “phần mềm” để cải tiến các quy trình vận hành, sản xuất, phục vụ… Một quy trình thành công sẽ mang lại năng suất cao hơn cho doanh nghiệp. Đối với những đơn vị cung cấp dịch vụ thì Process R&D quyết định đến sự thành – bại của loại hình dịch vụ đó.
Kỹ năng cần có của nhân viên R&D
Hiểu biết về các nghành nghề
Nhân viên R&D là người trực tiếp nghiên cứu và thiết kế các sản phẩm, dịch vụ cho công ty nên chắc chắn phải am hiểu về các ngành nghề và sản phẩm mà mình đảm nhận để có được hiệu quả công việc tốt nhất.
Kỹ năng giao tiếp
Người làm R&D phải thường xuyên làm việc nhóm với đồng nghiệp để cùng nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng như kết hợp với những bộ phận khác trong quá trình thử nghiệm và sản xuất. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp rất cần thiết với nhân viên R&D để giúp quá trình làm việc diễn ra thuận lợi hơn.
Khả năng chịu áp lực
Môi trường làm việc của bộ phận R&D rất năng động và chuyên nghiệp nhưng phải chịu không ít áp lực và căng thẳng. Do đó, ngoài vốn kiến thức, kỹ năng giao tiếp thì khả năng chịu áp lực tốt cũng là một trong những ưu điểm để trở thành một R&D giỏi. Ngoài ra, người làm R&D cần phải sáng tạo, có khả năng ngoại ngữ tốt, am hiểu thị trường và các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để không ngừng phát triển và tạo ra những bước đột phá mới trong công việc.
Người làm R&D cần năng động, có vốn hiểu biết rộng và chịu áp lực tốt – Ảnh: Internet
Qua những chia sẻ của Chefjob.vn, bạn đã hiểu rõ R&D là gì chưa? Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Chefjob để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.
Tin liên quan
General Manager Là Gì? Công Việc, Mức Lương Của General Manager