Một trong những yếu tố làm nên một buổi phỏng vấn thành công chính là kỹ năng quan sát và cảm nhận của ứng viên. Ngoài kỹ năng chuyên môn và cung cách ứng xử thì việc quan sát giúp ứng viên phân tích, phán đoán tình huống tốt nhất. Cùng Chefjob.vn tìm hiểu về kỹ năng quan sát và cảm nhận trong phỏng vấn nhé.
Mỗi sự tương tác diễn ra trong buổi phỏng vấn là những yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng đánh giá kỹ năng quan sát và cảm nhận của ứng viên. Ngoài việc giúp cho ứng viên xử lý tình huống một cách nhạy bén nhất, đây còn là một kỹ năng cần thiết cho bất kể công việc nào. Vậy làm thế nào để phát triển kỹ năng quan sát và cảm nhận?
Kỹ năng quan sát là gì?
Quan sát là khả năng nhìn nhận và phân tích chi tiết sự vật, sự việc, hiện tượng. Quan sát có cảm nhận là sự quan sát có mục đích, chủ ý rõ ràng. Người ta gọi quan sát và cảm nhận là một loại kỹ năng vì chúng ta không thể làm điều này chỉ bằng thị giác hay tính cách cá nhân mà bạn còn có thể rèn luyện kỹ năng này qua thời gian.
Trong một buổi phỏng vấn, việc quan sát và cảm nhận đến từ cả hai phía. Nếu đối với nhà tuyển dụng, điều này giúp họ phân tích và đánh giá được thái độ, hành vi của ứng viên, thì kỹ năng quan sát và cảm nhận của ứng viên giúp họ phán đoán và xử lý tình huống một cách tốt nhất. Kỹ năng quan sát này đến từ những hành động cực kỳ đơn giản: sự tập trung, khả năng lắng nghe, những cảm xúc phản hồi và cả ngôn ngữ cơ thể như gật đầu, mỉm cười,…
Quan sát tốt để có những phản hồi phù hợp, chính xác – Ảnh: Internet
Rèn luyện kỹ năng quan sát và cảm nhận như thế nào?
Kỹ năng quan sát và cảm nhận là loại kỹ năng có thể học hỏi và rèn luyện. Để quan sát tốt, bạn cần tập trung vào một sự vật, sự việc cụ thể và tiến hành phân tích nó. Ví dụ, khi tham gia một buổi phỏng vấn, điều đầu tiên bạn cần làm là quan sát không gian làm việc tại đây, về phong cách, cử chỉ, điệu bộ của nhân viên và đặc biệt là những người trực tiếp phỏng vấn bạn. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về môi trường, văn hóa làm việc tại công ty.
Trong thời gian diễn ra phỏng vấn, việc quan sát của bạn thể hiện ngay ở sự tập trung và lắng nghe, đây là kỹ năng bạn phải rèn luyện thường xuyên và lâu dài, từ chính cuộc sống thường ngày. Một khi tập trung đúng vào trọng tâm câu chuyện, lắng nghe những chia sẻ từ phía nhà tuyển dụng, bạn sẽ cảm nhận được cảm xúc của người đối diện, từ đó có những phản hồi phù hợp và chính xác với câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Việc ứng viên đặt ngược lại cho nhà tuyển dụng những câu hỏi mở là hình thức giúp họ cảm nhận được không khí buổi phỏng vấn cũng như đánh giá phần nào sự quan tâm của nhà tuyển dụng dành cho mình. Đó là những câu hỏi thăm dò cụ thể, tập trung sâu vào cảm nhận vấn đề. Loại câu hỏi này rất hữu ích để không chỉ ứng viên mà Nhà Tuyển Dụng cũng sẽ bộc bạch, chia sẻ về công việc, tạo một buổi phỏng vấn thoải mái.
Xem thêm: Kỹ Năng Đặt Câu Hỏi Phỏng Vấn Ghi Điểm Với Nhà Tuyển Dụng
Việc quan sát và cảm nhận giúp bạn có một buổi phỏng vấn thoải mái – Ảnh: Internet
Khả năng quan sát và cảm nhận không chỉ giúp bạn chuyên nghiệp hơn trong buổi phỏng vấn mà đây còn là những kỹ năng quan trọng, cần thiết cho công việc sau này. Từ việc quan sát, ghi nhớ, xâu chuỗi tốt những sự việc, hiện tượng bạn sẽ cảm nhận được bản chất của vấn đề tốt hơn, đồng thời đưa ra hướng giải quyết hiệu quả, nhanh chóng.
Một cá nhân có thể đạt được thành công nhất định trong con đường thăng tiến sự nghiệp là người có óc quan sát tốt, suy nghĩ sâu sắc và bao quát, có khả năng thấu hiểu sự việc một cách cặn kẽ. Với những thông tin trên, Chefjob tin bạn sẽ luôn nỗ lực, rèn luyện để có kỹ năng quan sát và cảm nhận tốt không chỉ trong buổi phỏng vấn mà còn hữu ích cho công việc trong tương lai.
Tin liên quan
10 Kỹ Năng Mềm Giúp Ứng Viên Tỏa Sáng Trong Mắt Nhà Tuyển Dụng