Lương thấp có nên nghỉ việc là câu hỏi của rất nhiều bạn trẻ ngành Nhà hàng – Khách sạn mới bắt đầu đi làm. Trước khi quyết định, Chefjob.vn khuyên bạn nên nhìn lại toàn bộ vấn đề để biết được nguyên nhân, từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất. Bạn cũng nên hiểu rằng, để leo lên nấc thang cao hơn, bạn cần bắt đầu từ vị trí thấp nhất.
Lương thấp, nỗi u sầu không chỉ của riêng ai – Ảnh: Internet
Những ai đã đi làm chắc đều hiểu cảm giác dành ít nhất 40 giờ mỗi tuần cho công việc. Và với nhân sự Nhà hàng – Khách sạn thì thời gian làm việc còn nhiều hơn thế. Đặc biệt, thời điểm “ăn nên làm ra” của ngành: Mùa cưới, mùa du lịch… Hy sinh nhiều là vậy, nhưng mức lương ban đầu chưa chắc đã cao, vì bạn phải bắt đầu từ vị trí thấp nhất. Đó là lý rất nhiều bạn trẻ ngành Nhà hàng – Khách sạn suy nghĩ “Lương thấp có nên nghỉ việc?”.
Người mới bắt đầu, đừng xem lương là tất cả
Nhà hàng – Khách sạn là ngành Dịch vụ mà đối tượng là con người nên mọi thứ cần phải được chỉn chu ở mức cao nhất. Vì vậy, sau khi ra trường/ hoàn thành xong khóa học, bạn sẽ bắt đầu ở vị trí cơ bản chứ không phải: Học Bếp trưởng sẽ được làm Bếp trưởng, học Quản lý nhà hàng sẽ được đảm nhiệm công việc này ngay… Tương ứng với cấp bậc đó, bạn sẽ nhận mức lương chung theo thị trường ngành. Theo thời gian, khi có đủ kinh nghiệm và năng lực, bạn sẽ thăng tiến lên các vị trí mới, có mức lương cao hơn.
Dù hiện tại lương thấp nhưng nếu có được kỹ năng và kinh nghiệm thì bạn sẽ nhanh tăng lương thôi
– Ảnh: Internet
Thay vì suốt ngày than thở “Lương thấp quá, áp lực quá, có nên nghỉ việc không?”, bạn nên suy nghĩ tích cực. Đây là lúc bạn quan tâm nhiều đến việc được học hỏi, trau dồi để hoàn thiện kỹ năng chứ không phải lương bổng. Khi bạn thực sự trở thành nhân tố không thể thay thế thì nhà tuyển dụng sẽ không tiếc ngân sách để giữ chân bạn đâu.
Lộ trình thăng tiến và mức lương nhân sự Nhà hàng – Khách sạn 2018
Cơ hội việc làm và lộ trình thăng tiến của người làm trong lĩnh vực này rất rộng mở. Chính vì vậy, chỉ cần nỗ lực cố gắng, bạn sẽ có được vị trí và mức lương theo mong muốn. Cụ thể:
Nghề Bếp
– Thực tập sinh ((Internship): Không lương.
– Phụ bếp (Kitchen helper): 4 – 4.5 triệu đồng/tháng.
– Đầu bếp (Cook): Lương dao động 5 – 7 triệu đồng/tháng.
– Tổ phó/ Ca phó bếp (Demi Chef): Lương 7 – 9 triệu đồng/tháng.
– Tổ trưởng/ Ca trưởng (Chef de Partie): Lương 9 – 11 triệu đồng/tháng.
– Bếp Phó (Sous Chef): Lương 12 – 15 triệu đồng/tháng.
– Bếp trưởng (Head Chef): Lương 15 – 20 triệu đồng/tháng.
– Bếp phó điều hành (Executive Sous Chef): Lương 20 – 25 triệu đồng/tháng.
– Bếp trưởng điều hành (Executive Chef): Lương 25 triệu trở lên mỗi tháng.
– Giám đốc khối dịch vụ ẩm thực (Director of F&B): Lương từ 30 triệu đồng trở lên/tháng.
Nghề Bánh
– Thực tập sinh (Intership): Không lương.
– Phụ bếp (Kitchen helper): Lương dao động 4 – 4.5 triệu đồng/tháng.
– Phụ bếp bánh (Kitchen helper): Lương từ 4 – 4.5 triệu đồng/tháng.
– Đầu bếp bánh (Cook): Lương từ 5 – 7 triệu đồng/tháng.
– Tổ Phó/ Ca phó Bếp bánh (Demi Chef): Lương 7 – 9 triệu đồng/tháng.
– Tổ Trưởng/ Ca trưởng Bếp bánh (Chef de Partie): Lương từ 9 – 11 triệu đồng/tháng.
– Bếp phó (Sous Chef): Lương 12 – 15 triệu đồng/tháng.
– Bếp trưởng (Head Chef): Lương 14 – 20 triệu đồng/tháng.
– Bếp phó Điều hành (Executive Sous Chef): Lương 20 – 25 triệu đồng/tháng.
– Bếp trưởng Điều hành (Executive Chef): Lương trên 25 triệu đồng/tháng.
– Giám đốc khối Dịch vụ Ẩm thực (F&B Director): Lương từ 30 triệu đồng trở lên/tháng.
Nghề Pha chế
– Thực tập sinh (Internship): Không lương.
– Phụ Bar (Barboy): Lương dao động 4 – 4.5 triệu đồng/tháng.
– Nhân viên Pha chế (Bartender/ Barista): Lương 4.5 – 5.5 triệu đồng/tháng.
– Trưởng ca/ Nhóm trưởng (Head Bartender/ Shift Leader): Lương 5.5 – 7 triệu đồng/tháng.
– Giám sát Bộ phận pha chế (Beverage Supervisor): Lương khoảng 7 – 9 triệu đồng/tháng.
– Trợ lý Quản lý Bộ phận pha chế (Assistant Beverage Manager): Lương 10 – 12 triệu đồng/tháng.
– Quản lý bộ phận thức uống (Beverage Manager): Lương 12 – 15 triệu đồng/tháng.
– Trợ lý quản lý bộ phận Ẩm thực (Assistant F&B Manager): Lương 15 – 17 triệu đồng/tháng.
– Quản lý bộ phận Ẩm thực (F&B Manager): Lương 17 – 25 triệu đồng/tháng.
– Giám đốc khối dịch vụ ẩm thực (F&B Director): Lương trên 30 triệu đồng/tháng.
Pha chế là nghề mà nhiều bạn trẻ hiện nay lựa chọn bởi cơ hội việc làm rộng mở – Ảnh: Internet
Nhà hàng
– Thực tập sinh: Không lương.
– Nhân viên tiếp thực: Lương 2,5 – 3,5 triệu đồng/tháng.
– Nhân viên tư vấn chọn món: Lương 3,5 – 4,5 triệu đồng/tháng.
– Nhân viên Phục vụ bàn: Lương từ 3,5 – 4,5 triệu đồng/tháng.
– Trưởng ca: Lương 5 – 7 triệu đồng/tháng.
– Giám sát: Lương 7 – 9 triệu đồng/tháng.
– Trợ lý Quản lý nhà hàng: Lương 9 – 11 triệu đồng/tháng.
– Quản lý nhà hàng: Lương 11 – 15 triệu đồng/tháng.
– Trợ lý Quản lý Bộ phận Ẩm thực: Lương 15 – 17 triệu đồng/tháng.
– Quản lý Bộ phận Ẩm thực: Lương dao động 17 – 25 triệu đồng/tháng.
– Giám đốc khối dịch vụ Ẩm thực: Lương trên 30 triệu đồng/tháng.
Mức lương trên chưa bao gồm phụ cấp.
Dấu hiệu chứng tỏ bạn nên nghỉ việc
Không phải lương thấp là đắn đo có nên nghỉ việc hay không mà chính những dấu hiệu sau đây mới là nguyên do để bạn nên dừng lại:
– Mất hết đam mê từng có như lúc bắt đầu công việc.
– Môi trường không thể giúp bạn phát triển chuyên môn cá nhân.
– Mục tiêu của bạn không tương đồng với sứ mệnh/ định hướng của công ty.
– Luôn cảm thấy chán nản, mệt mỏi với công việc.
– Áp lực công việc “tàn phá” sức khỏe của bạn và bạn không có thời gian cho gia đình, sở thích cá nhân.
– Bạn không thấy tương lai tươi sáng nếu tiếp tục ở lại.
Hy vọng với những thông tin mà Chefjob cung cấp trên đây, bạn sẽ có những nhận định khách quan hơn về công việc hiện tại và tương lai sắp tới để đưa ra quyết định đúng.
Tin liên quan