Chán Công Việc? 10 Lời Khuyên Để Đánh Tan Sự Chán Nản - Chefjob.vn

Chán Công Việc? 10 Lời Khuyên Để Đánh Tan Sự Chán Nản

Chán công việc không phải là tình trạng hiếm gặp, hầu như ai cũng đều từng rơi vào trạng thái chán nản, mệt mỏi và không hề hào hứng với công việc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của bạn cũng như tiến độ công việc chung. Bài viết này, Chefjob sẽ gửi đến bạn 10 lời khuyên để đánh tan sự chán nản, lấy lại cảm giác vui vẻ, thoải mái trong công việc.

Được làm công việc phù hợp với đam mê, sở thích, trình độ của mình là một điều hạnh phúc. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa trong suốt quá trình làm việc, bạn không hề cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Bất kỳ ai đều đã hoặc đang rơi vào tình trạng chán công việc, không vui vẻ, thoải mái khi đến chỗ làm, thậm chí muốn bỏ việc. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, khiến bạn stress, mệt mỏi, đồng thời, ảnh hưởng đến đồng nghiệp xung quanh và tiến độ công việc chung. Vậy làm gì khi chán việc? Dưới đây là 10 lời khuyên dành cho bạn.

chan cong viec hien tai ai cung gap phaiChán công việc là tình trạng hầu như ai cũng từng gặp phải – Ảnh: Internet

10 lời khuyên để vượt qua giai đoạn chán công việc:

1. Xác định nguyên nhân

Muốn vượt qua cảm giác chán công việc, trước hết, bạn cần xác định được nguyên nhân khiến bạn chán nản. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, hoặc là do chính bản thân bạn hoặc do người khác. Nếu bạn quyết định thay đổi công việc vì muốn thoát khỏi những căng thẳng và áp lực, bạn có thể vẫn phải đối đầu với chúng ở công việc mới. Còn nếu bạn chán nản vì những người xung quanh, hãy thử nói chuyện lại với họ để tìm hướng giải quyết.

2. Xác định lại mục tiêu nghề nghiệp của mình

Mục tiêu của bạn trong 2 năm tới, 5 năm tới là gì? Công việc hiện tại có khiến bạn đạt được điều đó? Khi chán công việc, hãy xem xét và xác định lại mục tiêu nghề nghiệp của mình để có động lực làm việc, hướng đến hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra.

xac dinh lai muc tieu cua minh de co dong luc lam viec
Xác định lại mục tiêu nghề nghiệp của mình để có động lực làm việc, hướng đến hoàn thành mục tiêu đã đặt ra
– Ảnh: Internet

3. Làm mới bản thân

Khi đã chán công việc mà bạn vẫn cắn răng chịu đựng, cứ ngồi mãi một chỗ và thực hiện các công việc lặp đi lặp lại thì sự chán nản sẽ càng tăng cao. Hãy làm mới bản thân bằng cách giao tiếp với đồng nghiệp nhiều hơn, trò chuyện với cấp Quản lý, tích cực tham gia các hoạt động do đơn vị tổ chức, nhận những nhiệm vụ mới, những thách thức mới để thay đổi môi trường làm việc sẽ khiến bạn cảm thấy hào hứng hơn.

4. Thay đổi thái độ làm việc

Nếu bạn chỉ làm việc để hoàn thành trách nhiệm được giao và không quan tâm kết quả, không hứng thú với công việc thì sẽ rất dễ bị chán công việc. Thay vào đó, bạn nên thay đổi thái độ với công việc, làm việc hăng say, nhiệt huyết để cảm thấy công việc của mình thú vị và ý nghĩa hơn.

5. Thay đổi vị trí làm việc

Bạn đã thử nhiều cách trên nhưng vẫn cảm thấy chán công việc? Vậy thì hãy thử thay đổi vị trí làm việc vì có thể, công việc, vị trí hiện tại không phù hợp với kinh nghiệm, trình độ của bạn. Chuyển sang vị trí mới với những cơ hội mới, thách thức mới sẽ là giải pháp để bạn tìm lại cảm hứng trong công việc.

6. Tiếp tục trau dồi bản thân

Kinh nghiệm non kém, trình độ chuyên môn chưa vững… khiến bạn không thể hoàn thành tốt công việc, cấp trên phàn nàn, khiển trách cũng là lí do làm bạn chán công việc. Lúc này, bạn nên tạm thời hoãn công việc, ước mơ lại và tập trung cho việc trau dồi kiến thức, kỹ năng. Nếu bạn muốn theo nghề Đầu bếp, hãy đăng ký tham gia các khóa học nấu ăn hoặc nếu bạn muốn nâng cao tay nghề làm bánh, các khóa học làm bánh sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân. Chỉ khi nào có sự chuẩn bị và tự tin nhất, bạn mới có thể làm việc tốt và sẵn sàng đương đầu với những thử thách trong công việc.

trau doi ban than ki nang se giup ban lam viec tot hon
Tiếp tục trau dồi bản thân, nâng cao trình độ, kỹ năng sẽ giúp bạn làm việc tốt hơn, sẵn sàng cho những thử thách mới
– Ảnh: Internet

7. Cho bản thân nghỉ ngơi

Nếu bạn đã làm việc liên tục trong suốt thời gian dài mà chưa được nghỉ ngơi, hãy tự thưởng cho mình một kỳ nghỉ, một chuyến du lịch dài ngày hoặc ngắn ngày. Đây là dịp để bạn thư giãn, xua tan sự mệt mỏi, nạp lại năng lượng cho tinh thần và cơ thể.

8. Đừng quá quan trọng vị trí hay tiền bạc

Vị trí, tiền bạc là hai mục tiêu quan trọng để bạn cố gắng trong công việc nhưng đôi khi, cũng chính hai yếu tố này khiến bạn mệt mỏi, chán nản. Đặt ra mục tiêu quá cao về lương thưởng, cấp bậc, bạn sẽ bị cuốn vào nó, làm việc hết sức để đạt được và nếu thất bại, bạn cảm thấy hụt hẫng, chán nản từ đó dẫn đến không còn hứng thú, nhiệt tình nữa bởi bạn cho rằng, có cố gắng bao nhiêu thì cuối cùng mọi thứ cũng vẫn trở về số không.

9. Cân bằng công việc và cuộc sống

Chán công việc không chỉ do bạn thiếu kinh nghiệm hay trình độ chuyên môn mà còn có thể do bạn không biết cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống khiến cơ thể, tinh thần lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Lời khuyên dành cho bạn đó chính là dù có bận rộn đến đâu cũng đừng quên dành thời gian cho gia đình và để bản thân được nghỉ ngơi, thư giãn…

10. Thay đổi góc độ, suy nghĩ đa chiều

Học cách biết hài lòng với những gì mình có, đối đãi tốt với chính mình cũng là cách để bạn luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Khi gặp khó khăn, chán nản, bạn nên suy nghĩ nó theo hướng tích cực hơn, tốt đẹp hơn như một cách xoa dịu chính mình lúc tinh thần xuống dốc cực độ. Sự phủ định bản thân cực đoan sẽ khiến cho ý chí theo đuổi công việc bị suy giảm.

Đó là 10 lời khuyên để phá tan cảm giác chán công việc mà bạn có thể tham khảo, áp dụng cho mình. Chúng ta chỉ có thể làm việc tốt, đạt kết quả cao và được ghi nhận khi chúng ta làm việc bằng sự say mê, nhiệt huyết và sẵn sàng chấp nhận thử thách.

Tin liên quan:

Kỹ năng giải quyết vấn đề – Chìa khóa để thành công

Bài Viết Liên Quan