Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Xin Việc Giúp Ứng Viên Ghi Điểm Trước Nhà Tuyển Dụng

Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Xin Việc Giúp Ứng Viên Ghi Điểm Trước Nhà Tuyển Dụng

Một CV hoàn hảo giúp bạn qua vòng sơ tuyển nhưng buổi phỏng vấn mới là yếu tố quyết định để bạn đạt được công việc mơ ước. Bạn cần ghi điểm trước nhà tuyển dụng nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn xin việc? Hãy tham khảo ngay những “bí kíp” mà Chefjob.vn đã tổng hợp qua bài viết dưới đây.

Buổi phỏng vấn thành công cần tổng hợp rất nhiều yếu tố, từ hình thức đến nội dung, do đó ứng viên cần trang bị cho bản thân những kỹ năng và thái độ thích hợp đế tránh lãng phí thời gian và công sức.

tự tin khi phỏng vấn
Việc chuẩn bị tốt giúp ứng viên thêm phần tự tin khi vào buổi phỏng vấn – Ảnh: Internet

Chuẩn bị chu đáo trước khi bước vào buổi phỏng vấn

Tìm hiểu kỹ thông tin về Nhà tuyển dụng

Trước khi tiếp nhận phỏng vấn của bất kỳ công ty nào bạn cần thể hiện sự nghiêm túc và chuyên nghiệp bằng cách tìm hiểu kỹ một số thông tin cần thiết. Đây là lợi thế để bạn định hướng các câu hỏi sẽ gặp đồng thời thể hiện thành ý với nhà tuyển dụng.

Chuẩn bị trang phục phù hợp

Một trong những ấn tượng đầu tiên của bạn đối với nhà tuyển dụng chính là ngoại hình và cách ăn mặc. Một vẻ ngoài chỉn chu gọn gàng không chỉ giúp bạn có thêm phần tự tin mà còn tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng

Ghi nhớ đúng lịch hẹn

Khi đi phỏng vấn, bạn cần chú ý giờ giấc, hãy đến trước thời gian hẹn phỏng vấn, đừng đến quá trễ, quá sớm hoặc sai ngày.

Tự tin nhưng không ảo tưởng về bản thân

Khi bước cơ bản đã chuẩn bị tốt, bạn nên luyện tập trả lời thêm những câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường đặt. Bạn cũng cần biết cách giới thiệu ngắn gọn về mình, nhấn mạnh kinh nghiệm làm việc, kỹ năng phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Đừng quá đề cao giá trị bản thân, hãy thể hiện mình là người khiêm tốn, chăm chỉ, lăn xả và cầu tiến trong mọi công việc.

Ngoài ra, việc đặt ngược lại câu hỏi phỏng vấn vui cho nhà tuyển dụng cũng là cách giúp bạn tránh thụ động, giảm sự căng thẳng và biến buổi phỏng vấn trở nên nhẹ nhàng như một cuộc trò chuyện giữa những người bạn.

thể hiện mình khi phỏng vấn
Ứng viên hãy thể hiện mình là người khiêm tốn, chăm chỉ, lăn xả trong công việc – Ảnh: Internet

Luôn sẵn sàng cho những câu hỏi phỏng vấn hay và khó

Trong buổi phỏng vấn, bất kỳ khi nào bạn cũng có thể nhận được những câu hỏi tưởng dễ mà khó từ nhà tuyển dụng. Đó có thể là những câu hỏi để kiểm tra tư duy phản biện hoặc khả năng tự vận động suy nghĩ của bạn. Hãy đảm bảo câu trả lời luôn hợp lý, thể hiện cá tính riêng và tăng tính vui vẻ, thú vị.   

Đảm bảo tính trung thực trong câu trả lời

Đối với nhà tuyển dụng, sự thật thà và thẳng thắn của ứng viên luôn được đánh giá rất cao. Họ đã tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau nên chuyện “lật tẩy” chiêu trò của bạn đã không còn là việc quá khó khăn. Vì thế đừng bao giờ nghĩ đến việc nói dối về thành tích, kỹ năng hay kinh nghiệm làm việc.Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của buổi phỏng vấn là bạn được nhận vào làm cho công ty. Vì vậy, ngoài việc đảm báo tính trung thực, bạn nên trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách khéo léo và thông minh, nếu không bạn đang tự tay phá hủy cơ hội của mình.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả

Ngôn ngữ cơ thể cũng quyết định yếu tố thành bại của bạn trong cuộc phỏng vấn Thay vì xuất hiện với gương mặt “sầu đời”, một nụ cười tươi tạo thiện cảm là bước khởi đầu giúp buổi phỏng vấn trở nên suôn sẻ hơn. Không dừng lại ở đó, cách giao tiếp bằng ánh mắt, tư thế ngồi thẳng lưng hay ngọ nguậy trên ghế… cũng truyền tải nhiều thông tin cảm xúc hơn bạn nghĩ. Do đó, bạn cần chú ý đến những cử chỉ tưởng chừng vô cùng nhỏ nhặt trong lúc trả lời phỏng vấn.

Đọc thêm: Bí Kíp Giúp Bạn “Đọc Vị” Ngôn Ngữ Cơ Thể Trong Giao Tiếp

“Khoe” trình tiếng Anh đúng cách

Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao ứng viên có khả năng ngoại ngữ tốt, đặc biệt là tiếng Anh. Tuy nhiên không phải lúc nào việc “khoe” này cũng mang lại hiệu quả tích cực và được nhà tuyển dụng đón nhận. Bạn nên xác định rõ tình huống có cần sử dụng tiếng Anh hay không? Nên chọn lọc thế nào cho thích hợp? Đồng thời bạn tránh sử dụng từ ngữ mang nghĩa dài dòng nhảy cảm như:  You know, Stuff, Fired…

Chủ động hỏi thăm kết quả phỏng vấn

Hãy luôn kết thúc quy trình phỏng vấn bằng việc chủ động gửi email hỏi thăm kết quả phỏng vấn thay vì thụ động ngồi chờ tin từ nhà tuyển dụng. Nội dung email ngắn gọn và thân thiện, tránh thái độ cẩu thả, xuề xòa. Bạn cũng không nên gửi email quá nhiều và liên tục, gây phiền nhiễu cho nhà tuyển dụng, tốt nhất chỉ nên gửi thư thăm hỏi hay cám ơn sau khi kết thúc buổi phòng vấn từ 7 – 10 ngày.

thư cảm ơn sau phỏng vấn
Thư cám ơn là hình thức giữ liên lạc tinh tế nhất – Ảnh: Internet

Với những kinh nghiệm phỏng vấn xin việc được chia sẻ trên đây, Chefjob mong muốn đem đến cho những ứng viên đang lo lắng hồi hộp vì buổi phỏng vấn sắp đến sự tự tin cùng một chút kiến thức và kỹ năng góp phần trau dồi bản thân, ghi điểm trước nhà tuyển dụng. Nếu bạn cũng từng tham dự những buổi phỏng vấn khó nhằn hay cất giữ nhiều “mẹo” phỏng vấn hay ho, đừng quên chia sẻ với Chefjob nhé.

Tin liên quan:

Hơn 80% Ứng Viên Mắc Phải Sai Lầm Này Khi Phỏng Vấn

Chiến Thắng Nhà Tuyển Dụng Nhờ Thủ Thuật Tâm Lý

Bài Viết Liên Quan