Banquet server là thuật ngữ chỉ bộ phận có vai trò đặc biệt quan trọng tại các khách sạn lớn cỡ 4 – 5 sao, vừa giúp khách lưu trú tận hưởng dịch vụ tuyệt vời vừa giúp khách sạn thu được nhiều lợi nhuận. Vậy, bạn đã biết Banquet là gì chưa? Nếu cũng đang tò mò, hãy cùng Chefjob tìm hiểu về Banquet ngay tại đây nhé.
Banquet – bộ phận mang lại nhiều doanh thu cho khách sạn – Ảnh: Internet
Mỗi bộ phận ở khách sạn đều có vai trò và đóng góp riêng vào sự thành công chung. Sau Lễ tân, Buồng phòng… Chefjob sẽ tiếp tục đưa bạn đến Banquet server – một bộ phận khác cũng rất quan trọng tại khách sạn. Nếu bạn tò mò về Banquet, hãy cùng Chefjob đi tìm câu trả lời từ các chuyên gia.
Banquet là gì?
Theo tiếng Việt, Banquet có nghĩa là yến tiệc, Banquet server là bộ phận trực thuộc khối F&B trong khách sạn, đảm nhiệm chức năng tổ chức, đảm bảo cho: Đám cưới, tiệc, hội nghị, hội thảo… cho khách hàng diễn ra thuận lợi và thành công. Tại các khách sạn 3 – 5 sao, Banquet hoạt động như một bộ phận, là nhánh nhỏ của khối F&B nhưng ở khách sạn nhỏ hơn thì Banquet thường được gộp chung với nhà hàng.
Theo đánh giá, Banquet là bộ phận mang lại nguồn doanh thu tương đối lớn cho khách sạn, nhất là vào mùa cưới và cuối năm, khi mà các hoạt động hội nghị, yến tiệc của doanh nghiệp diễn ra, thường từ tháng 10 dương lịch đến trước Tết âm lịch.
Với dịch vụ ẩm thực, Banquet được khách sạn chú trọng phát triển nhằm làm hài lòng thực khách – Ảnh: Internet
Các loại hình Banquet phổ biến tại khách sạn hiện nay
1. Tiệc nhẹ: Tea break/ Coffee break
– Thường được phục vụ trước khi bắt đầu hoặc trong giờ nghỉ giải lao của các hội nghị, hội thảo… nhằm mang đến không gian thoải mái, giúp mọi người cảm thấy vui vẻ, giảm bớt căng thẳng.
– Thực đơn của Tea break và Coffee break thường sẽ có bánh ngọt, trái cây, nước hoa quả… đặc biệt không dùng món mặn và món chính.
Xem ngay: Tiệc Tea break và những lưu ý không thể bỏ qua cho nhân viên Nhà hàng – Khách sạn
2. Tiệc rượu cocktail
– Thường được tổ chức tại quầy bar của khách sạn, bắt đầu từ 5 – 6 giờ chiều và kéo dài khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ.
– Bên cạnh các loại cocktail được các Bartender chuyên nghiệp pha chế với hương vị chuẩn không cần chỉnh thì bữa tiệc còn có nhiều món ăn nhẹ để thực khách nhâm nhi như khoai tây chiên, xúc xích, snack, ô liu…
Không chỉ ở phương Tây mà nhiều nước châu Á ở Việt Nam cũng yêu thích tiệc cocktail – Ảnh: Internet
3. Tiệc dạ hội
– Tiệc dạ hội hay còn gọi là Gala dinner, bữa tiệc đòi hỏi chất lượng phục vụ ăn uống cao cấp, được tổ chức cho các doanh nghiệp, đoàn thể chào đón một sự kiện đặc biệt và có ý nghĩa nào đó.
– Trước bữa chính thường có các loại khai vị và điểm tâm nhẹ, cuối tiệc thường có trà và cafe.
4. Tiệc dành cho hai người
– Thực đơn được chế biến và trình bày phong phú, đa dạng, thể hiện tài nấu nướng đỉnh cao của các Đầu bếp chuyên nghiệp.
– Thường có thêm nhiều yếu tố bất ngờ được một trong hai vị khách muốn đem đến cho người còn lại.
5. Tiệc Buffet
– Tiệc Buffet có thực đơn đa dạng về món ăn cho khách lựa chọn theo sở thích.
– Cách phục vụ tự do trên không gian rộng tạo sự thoải mái cho khách thưởng thức.
– Có nhiều khung giờ để khách lựa chọn như sáng, trưa hoặc tối.
Xem ngay: Kinh Doanh Nhà Hàng Buffet: Vén Màn Bí Mật Chỉ Người Trong Ngành Mới Biết
Bên cạnh 5 loại hình mà Chefjob vừa tiết lộ trên đây, Banquet server còn cung ứng nhiều loại tiệc khác như sinh nhật, khai trương, tiệc mừng, tiệc kỷ niệm ngày cưới… theo nguyện vọng và nhu cầu của khách hàng.
Đặc điểm của bộ phận Banquet
– Được xem là một trong những bộ phận nòng cốt mang về doanh thu cho khách sạn nhưng Banquet server lại có số lượng nhân viên chính thức khá khiêm tốn. Tùy vào tình hình kinh doanh của bộ phận ở từng thời điểm mà người quản lý sẽ cân nhắc thuê nhân viên Casual để chuẩn bị cũng như phục vụ khách trong buổi tiệc.
– Tại khách sạn thường có không gian dành riêng cho Banquet nhưng nhằm đem đến những trải nghiệm thú vị theo yêu cầu từng bữa tiệc nên quầy bar, nhà hàng, bãi biển… vẫn được lựa chọn làm nơi diễn ra Banquet.
– Banquet Event Order – BEO là văn bản được khách sạn sử dụng để kết nối, cập nhật thông tin về khách hàng, thời gian tổ chức, loại tiệc… giữa bộ phận Banquet và bộ phận liên đới khác.
Khi thị hiếu ẩm thực và không gian để thưởng thức chúng ngày càng cao thì bộ phận Banquet ngày càng chứng tỏ được ảnh hưởng của mình. Nếu biết cách đầu tư và có chiến lược phát triển thích hợp, Chefjob tin chắc các khách sạn sẽ “ăn nên làm ra” với Banquet server.