BSC Là Gì? Doanh Nghiệp Nên Áp Dụng BSC Thế Nào?

BSC Là Gì? Doanh Nghiệp Nên Áp Dụng BSC Thế Nào?

Ngày nay, thuật ngữ “BSC” đã trở nên phổ biến và được biết đến là phương pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả trên tất cả khía cạnh tài chính, khách hàng, hoạt động nội bộ, học tập và phát triển. Vậy BSC là gì? Doanh nghiệp nên áp dung BSC như thế nào? Chefjob.vn sẽ bật mí câu trả lời trong bài viết dưới đây.

BSC là gì
BSC giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn – Ảnh: Internet

BSC là gì?

BSC (Balanced Scorecard) hay “thẻ điểm cân bằng” là một mô hình quản trị chiến lược cơ bản, định hướng cho doanh nghiệp trong quá trình thiết lập, triển khai, theo dõi và đo lường kết quả các chiến lược đã đề ra. Ngoài yếu tố tài chính, BSC còn tập trung vào 03 thước đo phi tài chính khác là: Khách hàng, quá trình hoạt động nội bộ, học tập và phát triển.

Balanced (cân bằng) được thể hiện trong BSC ở việc cân đối giữa các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, tài chính và phi tài chính, chỉ tiêu đầu vào và đầu ra của kết quả, các hoạt động nội bộ và hoạt động ngoài xã hội.

Cấu trúc mô hình BSC

Mô hình BSC gồm 04 yếu tố cũng là 04 thước đo hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, bao gồm:

Thước đo tài chính (Financial)

Giúp doanh nghiệp kiểm tra, đo lường kết quả về mặt tài chính như: Nguồn vốn, lợi nhuận, sự tăng trưởng, nợ, hệ số vòng quay hàng tồn kho, dòng tiền hoạt động…. Ngoài ra, thước đo tài chính còn có chi phí cố định, khấu hao, doanh thu và tốc độ tăng trưởng doanh thu… Tài chính là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả chiến lược.

Thước đo khách hàng (Customer)

Khách hàng là người tạo ra doanh thu ở hiện tại và tương lai (nguồn sống của doanh nghiệp). Lấy được sự hài lòng và trung thành của khách hàng là thành công của doanh nghiệp và điều này được đo lường thông qua khảo sát.

Thước đo quá trình nội bộ (Internal Business Processes)

Thước đo này giúp doanh nghiệp rà soát, đánh giá, rút ra bài học trong quá trình làm việc và vận hành nội bộ. Một doanh nghiệp hoạt động tốt sẽ có tốc độ tăng trưởng quy mô nhanh, % người lao động gắn bó tăng, thời gian xử lý công vụ được rút ngắn…. Những điểm còn thiếu sót hoặc chưa hợp lý trong doanh nghiệp cần được cải thiện và xem chúng như một mục tiêu chiến lược.

Thước đo học tập và phát triển (Learning & Growth)

Là nền tảng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp, thước đo học tập và phát triển bao gồm: Giáo dục kiến thức, đào tạo kỹ năng và chương trình mới cho nhân sự…. Có thể xem đây là cách doanh nghiệp dùng tri thức nhân viên để đạt hiệu quả công việc tốt nhất và cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.

Mô hình BSC
Mô hình BSC có 4 thước đo hiệu quả hoạt động doanh nghiệp – Ảnh: Internet

4 lợi ích BSC mang lại cho doanh nghiệp

Lập kế hoạch chiến lược tốt hơn

Thẻ điểm cân bằng BSC là khung xương để tạo ra chiến lược, đảm bảo nỗ lực của doanh nghiệp đều liên kết với chiến lược và tầm nhìn tổng thể. BSC thể hiện mối quan hệ gắn kết giữa các mắc xích tạo ra một bản kế hoạch hoàn chỉnh.

Liên kết chặt chẽ các dự án trong doanh nghiệp

Dựa vào khung xương, các kế hoạch nhỏ lẻ sẽ có nền móng và cơ sở chiến lược để xây dựng dễ dàng. Điều này đảm bảo toàn thể doanh nghiệp được thống nhất, cùng đi chung một hướng và không bị lãng phí dự án.

Cải thiện hiệu suất báo cáo

Sửa dụng BSC làm đề cương báo cáo tổng quan sẽ giúp việc báo cáo gọn gàng và nhanh chóng hơn. Thông qua BSC, các nội dung trọng tâm được khái quát, từ đó doanh nghiệp nắm rõ tình hình hoạt động của mình và biết cần ưu tiên điều gì để đáp ứng nhu cầu của khách hành, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển.

Cải thiện truyền thông doanh nghiệp

Khi có được một chiến lược hoàn chỉnh, doanh nghiệp có thể triển khai kế hoạch truyền thông một cách dễ dàng. Mô hình BSC không chỉ giúp nhân viên và đối tác hiểu rõ nội dung chiến lược mà còn ghi nhớ từng ưu điểm, nhược điểm của các thước đo doanh nghiệp đang thực hiện.

Thẻ điểm cân bằng BSC
Thẻ điểm cân bằng BSC giúp doanh nghiệp lập kế hoạch chiến lược tốt hơn – Ảnh: Internet

Doanh nghiệp nên áp dụng BSC thế nào?

Vai trò chính của thẻ cân bằng BSC là thực hiện chiến lược. Nếu biết cách xây dựng BSC và áp dụng hợi lý, mô hình này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Dưới đây là những điều doanh nghiệp cần làm:

Kiểm soát dữ liệu trong BSC

Nếu số liệu đưa vào BSC quá tải, hãy đặt giữ liệu vào ngữ cảnh theo quy trình:

  • Giới hạn số lượng các yếu tố mục tiêu (từ 10 – 15 mục tiêu) cho cả 4 thước đo để tập trung vào hệ thống chiến lược cốt lõi.
  • Chuẩn bị câu hỏi về từng mục tiêu trước cuộc họp. Ưu tiên nhấn mạnh tình trạng của những con số có thể đo lường.
  • Tổng hợp các yếu tố mục tiêu và câu hỏi rồi gửi đến nhân viên để họ nghiên cứu trước khi cuộc họp diễn ra từ 01 – 02 ngày.
  • Đưa ra quyết định trong cuộc họp và nghiêm túc nhắc nhở người chịu trách nhiệm về nó.

Đo lường và đánh giá các yếu tố mục tiêu

Đánh dấu các yếu tố mục tiêu bằng hệ thống ký hiệu hoặc màu sắc, sau đó xem báo cáo và tiến hành phân loại. Ví dụ:

  • Màu đỏ: Yếu tố mục tiêu cần trợ giúp để đưa mọi thứ đi theo đúng định hướng ban đầu.
  • Màu vàng: Yếu tố mục tiêu đang gặp trở ngại nhưng có thể tự xử lý.
  • Màu xanh lá cây: Yếu tố mục tiêu đang đi đúng hướng.

Việc đánh giá này cần thực hiện khách quan và tận dụng tối đa các con số được đo lường. Nếu cần thiết, doanh nghiệp có thể thành lập hội đồng đánh giá.

Gán KPI tương ứng với các yếu tố mục tiêu

BCS và KPI là sự kết hợp giữa chiến lược kinh doanh và lãnh đạo. Một nhà quản trị giỏi sẽ áp dụng đồng thời hai công cụ này bằng cách đặt KPI tương ứng với các yếu tố mục tiêu. KPI càng sát với tình hình thực tế đã đo lường và đánh giá càng có hiệu quả rõ rệt. Thông qua đánh giá KPI định kỳ có thể xác định khoảng cách giữa mục tiêu đã đề ra với hiệu suất làm việc thực tế, từ đó doanh nghiệp sẽ có kế hoạch điều chỉnh, cải thiện hợp lý.

Kết nối các yếu tố mục tiêu với nhau

Dùng mũi tên 01 chiều để thể hiện mối quan hệ hoặc kết nối 02 mục tiêu trong cùng thước đo với nhau. Mục đích cuối cùng của việc này là không có mục tiêu nào phải đứng riêng lẻ.

BCS và KPI
BCS và KPI – Bộ công cụ quản trị hiệu suất công việc hiểu quả – Ảnh: Internet

Hiện nay, mô hình BSC là công cụ quản trị hữu ích để doanh nghiệp cải thiện tình hình hoạt động và định hướng các mục đích quan trọng. Nếu hiểu rõ BSC là gì và thực hiện theo đúng chiến lược của BSC, doanh nghiệp sẽ có được lộ trình ngắn nhất đến với thành công. Chefjob.vn hi vọng bài viết đã mang đến nhiều thông tin bổ ích dành cho bạn.

Tin liên quan

QC Là Gì? QA Là Gì? Phân Biệt QA/ QC Trong Quản Lý Doanh Nghiệp

Tìm Hiểu Về Kiểm Soát Nội Bộ Trong Nhà Hàng Khách Sạn

Bài Viết Liên Quan