QC Là Gì? QA Là Gì? Phân Biệt QA/ QC Trong Quản Lý Doanh Nghiệp

QC Là Gì? QA Là Gì? Phân Biệt QA/ QC Trong Quản Lý Doanh Nghiệp

Để kiểm soát chất lượng hoạt động, đảm bảo khách sạn, nhà hàng luôn mang lại Dịch vụ, sản phẩm tốt nhất, doanh nghiệp cần QC các hạng mục quan trọng. Vậy QC là gì? Ai là người chịu trách nhiệm QC? Cùng Chefjob.vn tìm hiểu về khái niệm này trong môi trường làm việc ngành Nhà hàng Khách sạn (NHKS) nhé.

tác động của qa và qc
QC có tác động gì đến hoạt động của doanh nghiệp? – Ảnh: Internet

Nếu trước kia, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất mới cần QC thì hiện nay những đơn vị kinh doanh Dịch vụ như khách sạn, nhà hàng cũng cần QC để đạt quy trình quản lý chất lượng sản phẩm. Bạn đang làm việc trong ngành NHKS? Bạn đã biết QC/QA là gì cũng như hiểu rõ công việc cụ thể của bộ phận này?

QC là gì?

QC (viết tắt từ Quality Control) là người kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các doanh nghiệp. Nhân viên QC trực tiếp kiểm tra các công đoạn trong quy trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng chuẩn như yêu cầu. Bộ phận QC cũng chia thành 3 vị trí: IQC (kiểm soát chất lượng đầu vào), PQC (kiểm soát quy trình sản xuất), OQC (kiểm soát chất lượng đầu ra).

Xem thêm: Bảng Mô Tả Công Việc Giám Sát Nhà Hàng Khách Sạn

QA là gì?

QA (viết tắt từ Quality Assurance) chỉ những người chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng trong toàn doanh nghiệp. Như vậy, nhân viên QA có nhiệm vụ xây dựng quy trình sản xuất, đồng thời quản lý chất lượng sản phẩm và đo lường quá trình thực hiện tiêu chuẩn đề ra ban đầu.

Phân biệt QC và QA

Do chức năng của hai vị trí này có sự tương đồng nên nhiều người còn nhầm lẫn giữa công việc của QC và QA. Từ định nghĩa mà Chefjob vừa chia sẻ, bạn có thể hiểu về tính chất công việc, QC và QA đều quản lý chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, QA là người chịu trách nhiệm bao quát toàn bộ quy trình, còn QC lại trực tiếp kiểm soát chất lượng và hoàn thiện sản phẩm.

nhiệm vụ của qa và qc
QC và QA có nhiệm vụ khác nhau – Ảnh: Internet

Công việc cụ thể của QC và QA

Công việc của nhân viên QA là gì?

  • Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn cho doanh nghiệp (quy trình cụ thể, biểu mẫu quản lý chất lượng…).
  • Đánh giá chất lượng hoạt động của hệ thống quản lý này định kỳ hàng năm.
  • Cập nhật tiêu chuẩn mới theo yêu cầu thị trường và theo tính chất hoạt động của doanh nghiệp.
  • Phối hợp với bộ phận sản xuất để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.
  • Phối hợp với QC để giám sát việc áp dụng tiêu chuẩn quản lý.
  • Đề xuất giải pháp cải thiện hoạt động sản xuất ở doanh nghiệp.
  • Quản lý hồ sơ, chứng nhận, đánh giá đối tác cung cấp dụng cụ, thiết bị, nguyên vật liệu, nhà thầu phụ của doanh nghiệp.

Công việc của nhân viên QC

  • Nhân viên IQC: Kiểm tra nguyên liệu đầu vào, theo dõi tình hình sử dụng nguyên liệu, làm việc với nhà cung cấp khi có vấn đề, sự cố phát sinh, đồng thời tham gia phát triển sản phẩm…
  • Nhân viên PQC: Phối hợp với nhân viên QA kiểm soát chất lượng sản phẩm, trực tiếp tham gia kiểm tra công đoạn làm việc của nhân viên sản xuất chính, chủ động phát hiện và yêu cầu sửa lỗi sản phẩm, giải quyết khiếu nại của khách hàng…
  • Nhân viên OQC: Xác nhận sản phẩm đạt chuẩn, phân loại sản phẩm lỗi và chuyển về PQC, đồng thời xử lý khiếu nại của khách về chất lượng sản phẩm.

QC và QA giúp kiểm soát chất lượng
QC và QA nhằm giúp sản phẩm, Dịch vụ được kiểm soát chất lượng – Ảnh: Internet

Để làm tốt công việc của một người QC hay QA, bạn phải trau dồi một số kỹ năng quan trọng như: Kỹ năng giao tiếp, xử lý vấn đề, kỹ năng giám sát, quản lý nhân viên… Hiểu được QC là gì, bạn sẽ có cách điều hành công việc, kiểm soát chất lượng Dịch vụ, sản phẩm tốt nhất.

Tin liên quan

Tìm Hiểu Về Kiểm Soát Nội Bộ Trong Nhà Hàng Khách Sạn

Overhead Là Gì? Quản Lý Chi Phí Overhead Trong Khách Sạn, Nhà Hàng?

Bài Viết Liên Quan