Cách viết thư từ chối phỏng vấn, từ chối phù hợp không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp, khéo léo của bạn mà còn khiến nhà tuyển dụng mỉm cười hài lòng dù không nhận được sự hồi đáp như mong muốn. Hãy để mình trở thành ứng viên lịch sự, thông minh trong mắt nhà tuyển dụng với bí quyết viết thư từ chối phỏng vấn dưới đây của https://chefjob.vn.
Không chỉ có ứng viên đi tìm việc mà các nhà tuyển dụng cũng ráo riết chọn cho mình nhân tài phù hợp nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực vững mạnh hơn. Chính vì thế, nếu bạn là một ứng viên giỏi, chắc chắn sẽ không có nhà tuyển dụng nào bỏ qua cơ hội phỏng vấn hoặc nhận bạn vào doanh nghiệp. Khi nhận được nhiều lời mời phỏng vấn hoặc hợp tác cùng lúc, bạn cần suy nghĩ kỹ lưỡng và đưa ra quyết định nên từ chối ai, nên chọn ai. Bước tiếp theo bạn cần thực hiện khi đã có lựa chọn đó thì mới viết thư xác nhận phỏng vấn tới doanh nghiệp bạn chọn và từ chối khéo léo tới các doanh nghiệp còn lại.
Vậy, đâu là cách tốt nhất để từ chối lời mời phỏng vấn? Hãy nghe lời khuyên của chuyên gia qua bài viết này.
Một số lưu ý khi viết Email, thư từ chối hay dời lịch phỏng vấn
Có rất nhiều lý do để ứng viên từ chối buổi hẹn phỏng vấn từ nhà tuyển dụng, và lý do mà tôi thấy nhiều nhất đó là: từ chối nhận việc vì lương thấp, đã có công việc mới, không nhận thấy sự yêu thích hoặc mong muốn làm việc cho đơn vị này, bạn có người quen làm việc tại đây và bạn không thích điều đó… Nhưng dù từ chối với lý do gì, bạn cũng nên gửi thư hoặc email đến nhà tuyển dụng để thông báo cho họ biết tình hình, vừa thể hiện sự khéo léo, giỏi ứng xử của mình vừa giúp họ tìm ứng viên khác thay thế.
Một là thư hay email từ chối hay dời lịch phỏng vấn phỏng vấn chuyên nghiệp cần đảm bảo các yếu tố sau
- Thời gian: Cần viết thư trả lời từ chối hay muốn dời lịch phỏng vấn cho nhà tuyển dụng trong thời gian sớm nhất, thường là trong vòng 24 giờ kể từ lúc bạn nhận được thư và xác nhận của phòng nhân sự.
- Nội dung đầy đủ – ngắn gọn – súc tích: Để tránh mất thời gian của cả hai bên, bạn nên đi thẳng vào lý do tại sao bạn lại viết thư từ chối hay dời lịch phỏng vấn. Bạn cũng nên bày tỏ sự tiếc nuối khi không được hợp tác cùng đơn vị và giữ thông tin liên hệ để sau này khi có nhu cầu, bạn sẽ dễ dàng liên lạc hơn.
- Giới thiệu ứng viên khác: Hãy mở rộng mối quan hệ của mình và suy nghĩ xem người quen của bạn ai đang có nhu cầu tìm việc và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của vị trí này để giới thiệu cho nhà tuyển dụng. Bằng cách này, bạn đã xây dựng được sự liên kết tốt đẹp với nhà tuyển dụng rồi đấy.
Tham khảo: Mẫu thư từ chối nhà tuyển dụng
Tiêu đề: Thư mời phỏng vấn – Vị trí – Mã số công việc (nếu có)
Kính gửi/ Dear… (Tên người nhận)
Tôi rất vui vì đã nhận được lời mời phỏng vấn của Quý công ty tại vị trí… (Tên vị trí). Tuy nhiên, tôi rất tiếc phải thông báo với Quý công ty rằng tôi không thể tham gia buổi phỏng vấn ngày/ tháng/ năm vì lý do (Nêu lý do cụ thể, ngắn gọn).
Với vị trí và yêu cầu công việc hiện tại ở Quý công ty, tôi nhận thấy ứng viên… (Tên người bạn sẽ giới thiệu) rất phù hợp để đảm nhận. Anh/ Chị có thể liên hệ với …. (Tên ứng viên bạn giới thiệu) thông qua… (Email/ Số điện thoại) để trao đổi rõ hơn.
Hy vọng chúng ta sẽ hợp tác dài lâu trong tương lai nếu có cơ hội ở một lần khác.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn vì lời mời phỏng vấn của Quý công ty.
Trân trọng và thân ái!
Tham khảo: Mẫu thư dời lịch phỏng vấn
Tiêu đề: Thư mời phỏng vấn – Vị trí – Mã số công việc (nếu có)
Kính gửi/ Dear… (Tên người nhận)
Tôi rất vui vì đã nhận được lời mời phỏng vấn của Quý công ty tại vị trí… (Tên vị trí). Tuy nhiên, vì một số lý do cá nhân rằng tôi không thể tham gia buổi phỏng vấn ngày/ tháng/ năm đúng hẹn được. Vì vậy, Quý công ty có thể sắp xếp buổi phỏng vấn cho tôi vào buổi …/…./…. được không.
Hy vọng chúng ta sẽ được gặp nhau sớm nhất.
Một lần nữa, tôi xin lỗi vì sự bất tiện này.
Trân trọng và thân ái!
Tóm lại, để có một mẫu thư, email từ chối phỏng vấn hay dời lịch phỏng vấn bạn cần yếu tố chính: Thời gian, lý do và lời gửi gắm khi viết thư từ chối. Không được hợp tác với bạn chắc chắn là một điều mà nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy rất đáng tiếc khi nhận được thư từ chối như thế. Tuy nhiên, họ cũng sẽ mỉm cười hài lòng với kết quả khi thấy sự từ chối chuyên nghiệp và lịch sự của bạn, bởi điều đó chứng tỏ, lựa chọn hợp tác với bạn là một điều đúng đắn.
Trên đây là cách viết thư từ chối phỏng vấn hay dời lịch phỏng vấn mà Chefjob đã tổng hợp được, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm, từ đó thể hiện sự chuyên nghiệp của mình, dù từ chối nhưng vẫn để lại dấu ấn sâu sắc cho nhà tuyển dụng. Chúc bạn có được công việc như ý và thành công trên sự nghiệp.
Tin liên quan
Gây Ấn Tượng Với Nhà Tuyển Dụng Bằng Thư Cảm Ơn Sau Phỏng Vấn