Giờ G Là Gì? Gọi Tên Các Giờ G Thường Gặp Trong Ngành Nhà Hàng – Khách Sạn

Giờ G Là Gì? Gọi Tên Các Giờ G Thường Gặp Trong Ngành Nhà Hàng – Khách Sạn

Giờ G là gì? Giờ G trong ngành Nhà hàng – Khách sạn gồm các khung giờ nào? Giờ G trong kinh doanh nhà hàng, khách sạn còn được hiểu là giờ cao điểm, lượng khách hàng tăng nhanh và các bộ phận phải làm việc hết công suất để phục vụ khách. Bài viết này, Chefjob sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giờ G cũng như cách phục vụ giờ G trong nhà hàng, khách sạn.

Giờ G không phải là một thuật ngữ xa lạ với nhiều người. Chúng ta thường nghe nói rằng “giờ G sắp điểm”, “chuẩn bị trước giờ G”… Vậy giờ G là gì? Trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, giờ G được hiểu là những khung giờ nào?

Giờ G là gì?

Giờ G được hiểu là giờ vàng, “G” là viết tắt của “Gold”. Khái niệm giờ vàng ở đây mang nghĩa là một mốc thời gian hoặc một khoảng thời gian trọng đại để làm việc gì hay xảy ra sự kiện gì. Nó có thể là giờ giờ bấm máy quay phim, giờ bắt đầu một sự kiện trọng đại. Trước giờ G là một cụm từ lóng đồng nghĩa với Rush Hour, nghĩa là giờ cao điểm.

gio g cot moc thoi gian lam viec
Giờ G được hiểu là cột mốc thời gian để làm việc gì hay xảy ra sự kiện gì – Ảnh: Internet

Thuật ngữ “giờ G” được dùng lần đầu tiên vào năm 1917 trong Thế Chiến thứ Nhất để chỉ giờ mở một cuộc tấn công quân sự. Vào thời điểm quan trọng đó, các sĩ quan quân Đồng Minh ở dưới hầm nhìn vào đồng hồ để đợi đến giờ G để ra lệnh tấn công quân Đức. Đến ngày nay, giờ G được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, đánh dấu thời điểm sự kiện quan trọng sẽ diễn ra để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, giờ G được hiểu là giờ cao điểm, giờ mà lượng khách đến nhà hàng, khách sạn đông nhất, các bộ phận phải làm việc nhiều nhất để phục vụ khách hàng. Giờ G trong nhà hàng, khách sạn rơi vào những khung giờ nào?

Giờ G trong nhà hàng, khách sạn

Trong kinh doanh nhà hàng, giờ G được chia thành các khung giờ sau:

– Từ 7:00 – 9:00: Giờ cao điểm buổi sáng, thực khách đến ăn sáng trước khi bắt đầu một ngày làm việc.

– Từ 11:00 – 13:00: Giờ cao điểm buổi trưa, giờ ăn trưa của thực khách. Với những nhà hàng gần các văn phòng, hướng đến đối tượng dân văn phòng thì thời điểm này sẽ rất đông khách.

– Từ 18:00 – 20:00: Giờ cao điểm buổi tối, giờ ăn tối của thực khách. Thông thường, vào những ngày cuối tuần, giờ cao điểm buổi tối sẽ kéo dài hơn.

Trong khách sạn, giờ G tương đương với giờ check in/ check out của khách. Giờ check in thường là 14:00 và giờ check out là 12:00. Tùy thuộc vào thực tế sử dụng phòng của khách sạn ngày hôm đó mà giờ check in có thể muộn hơn và giờ check out có thể sớm hơn.

gio g trong khach san tuong duong voi gio check in va check outGiờ G trong khách sạn tương đương với giờ check in, check out – Ảnh: Internet

Ngoài các khung giờ trên, giờ G trong nhà hàng, khách sạn còn có nghĩa là giờ diễn ra các sự kiện như tiệc cưới, hội nghị, hội thảo, tiệc liên hoan… được tổ chức tại nhà hàng, khách sạn đó.

Với nhân sự làm việc trong ngành Nhà hàng – Khách sạn thì trước giờ G, giờ G chính là những thời điểm bận rộn nhất. Lượng khách đến nhà hàng, khách sạn tăng cao đòi hỏi bạn phải làm việc hết công suất để phục vụ khách hàng. Bộ phận Lễ tân phải làm check in/ check out cho khách, nhân viên Phục vụ “luôn tay luôn chân” để tiếp nhận order món, đưa món ăn ra bàn, bộ phận Bếp làm việc liên tục để chuẩn bị số lượng món ăn lớn trong thời gian nhanh nhất theo yêu cầu của khách… Giờ G cũng chính là lúc nhân viên các bộ phận thường xuyên gặp phải những sự cố phát sinh: Khách hàng phàn nàn vì chờ đợi lâu, phục vụ nhầm món – nhầm bàn…

gio g trong khach san nhan vien lam viec het cong suat
Giờ G trong nhà hàng, khách sạn đòi hỏi nhân viên phải làm việc hết công suất – Ảnh: Internet

Để đảm bảo mang đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất kể cả vào những khung giờ cao điểm, nhân sự các bộ phận trong nhà hàng, khách sạn cần có sự chuẩn bị kỹ càng. Chẳng hạn, trước giờ G, bộ phận Bếp sẽ chuẩn bị, sơ chế sẵn nguyên vật liệu, dụng cụ nấu ăn, bộ phận Phục vụ set up sẵn bàn tiệc, quy trình tiếp đón, phục vụ khách diễn sẽ ra nhanh hơn. Bên cạnh đó, tăng số lượng nhân sự các bộ phận vào các khung giờ cao điểm cũng là cách mà nhiều nhà hàng, khách sạn áp dụng để mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn giờ G là gì cũng như các khung giờ G trong ngành Nhà hàng – Khách sạn. Đừng quên theo dõi các bài viết khác từ Chefjob.vn để hiểu thêm nhiều thuật ngữ khác bạn nhé!

Bài Viết Liên Quan