Thị trường Khách sạn đang không ngừng phát triển, đòi hỏi chủ đầu tư phải có kế hoạch kinh doanh khách sạn hợp lý. Kinh doanh khách sạn cần gì? Bạn đã chuẩn bị những gì để sẵn sàng “chinh chiến” trên thị trường đầy biến động và liên tục hội nhập này? Cùng Chefjob.vn tìm hiểu về bí quyết này nhé.
Kinh doanh khách sạn cần có kế hoạch cụ thể, rõ ràng – Ảnh: Internet
Kế hoạch kinh doanh khách sạn không chỉ giúp bạn thực hiện công việc đúng trình tự và đơn giản hơn mà còn là công cụ để bạn thu hút đầu tư. Bản kế hoạch có thể xem là bản tóm tắt ý tưởng kinh doanh của bạn. Điều này không có nghĩa bạn phải đưa toàn bộ mọi thứ vào, sẽ làm chúng trở thành “mớ hỗn độn”. Một bản kế hoạch tuyệt vời sẽ tạo lộ trình rõ ràng, dẫn bạn đi theo con đường chính xác bạn muốn đi.
Những tín hiệu đáng mừng từ du lịch
Việt Nam đang dần trở thành một điểm đến lý tưởng thu hút du khách nội địa và quốc tế. Trải qua nhiều biến động kịch tính, đánh dấu bước ngoặt quan trọng, du lịch đang có nhiều tín hiệu đáng mừng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước nhà. Như vậy, nhu cầu nghỉ dưỡng, lưu trú sẽ tiếp tục tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng kinh doanh khách sạn.
Kinh doanh khách sạn cần gì?
Một bản kế hoạch cụ thể và chi tiết sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về công việc và có hướng phát triển tốt hơn. Dưới đây là 6 bước quan trọng để bạn chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh khách sạn:
Tóm tắt điều hành
Nội dung này thực chất là phần giới thiệu chung về khách sạn, bao gồm cả phần mô tả sơ lược kế hoạch kinh doanh. Bạn cần nêu được mục đích kinh doanh, mục tiêu cần đạt được, mốc thời gian cụ thể. Phần này nên được thể hiện đầy đủ, khơi gợi nét độc đáo của khách sạn.
Kế hoạch ban đầu cũng quyết định chất lượng dịch vụ sau này – Ảnh: Internet
Phân tích doanh nghiệp
Để phân tích chi tiết về khách sạn bạn muốn kinh doanh, bạn có thể sử dụng phương pháp USPs – Unique Selling Point (điểm bán hàng độc đáo duy nhất). Việc phân tích này sẽ xác định công việc bạn cần làm cho từng đặc điểm, cũng là cách để các nhà đầu tư hiểu về mô hình hoạt động của khách sạn.
Phân tích thị trường
Trước tình hình phát triển của ngành Khách sạn, chủ đầu tư cần biết những thông tin của ngành cũng như xu hướng phát triển hiện tại. Hiểu về hướng đi của thị trường, bạn sẽ xây dựng khách sạn vừa có phong cách riêng lại vừa đáp ứng được yêu cầu chung.
Xây dựng chiến lược kinh doanh
Chiến lược quảng cáo sẽ thu hút khách hàng, bạn hãy đặt mình vào vị trí khách để truyền tải thông điệp qua các phân khúc thị trường. Ngoài vấn đề truyền thông, chiến lược về mặt doanh thu cũng giúp bạn quản lý thu – chi để tăng năng suất.
Kế hoạch hoạt động
Kế hoạch hoạt động cho phép bạn xác định số lượng nhân viên, mô hình, cơ cấu tổ chức từng bộ phận, từ đó có kế hoạch tuyển dụng cụ thể, tiêu chí tuyển dụng và thời gian làm việc. Ngoài ra, kế hoạch hoạt động là phần để bạn trình bày các tiêu chuẩn dịch vụ và cách thức vận hành, duy trì hoạt động khách sạn, sử dụng hình thức quản lý nào và xử lý hàng tồn kho ra sao.
Kế hoạch tài chính
Đây là phần quan trọng của bản kế hoạch, thể hiện chính sách sử dụng nguồn vốn và thu lợi nhuận của khách sạn. Dự án tài chính bao gồm chi phí ban đầu để vận hành khách sạn, chi phí hoạt động và dự toán doanh thu trong 5 năm tới. Kiến thức về tài chính và số liệu cụ thể sẽ giúp khách sạn thu hút nhiều sự đầu tư từ bên ngoài.
Kế hoạch kinh doanh giúp định hướng phong cách, xây dựng thiết kế khách sạn – Ảnh: Internet
Điều kiện kinh doanh khách sạn đòi hỏi chủ đầu tư phải luôn cẩn thận, chu đáo và đáp ứng đúng quy trình. Bên cạnh việc xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động, bạn cũng cần xin giấy phép kinh doanh khách sạn để hợp thức hóa về mặt Pháp luật. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi, bạn đã nắm chắc những bước cần đi trong sự nghiệp này.
Tin liên quan