“Nhảy việc” liên tục đang trở thành xu hướng tất yếu trong môi trường lao động hiện nay, đặc biệt là giới trẻ với mong muốn tìm được môi trường làm việc tốt, lương thưởng cao hơn. Vậy “nhảy việc” tốt hay xấu? Điều gì cần cân nhắc khi “nhảy việc”? Hãy cùng Chefjob.vn phân tích qua bài viết dưới đây.
“Nhảy việc” là gì? Khi nào nên “nhảy việc”?
“Nhảy việc” là hiện tượng nhân sự thôi việc hiện tại để chuyển sang công tác mới mang nhiều giá trị thích hợp hơn cho bản thân. Nếu bạn đang có ý định thay đổi công việc thì nên xem xét khoảng thời gian nào sẽ thích hợp và hiệu quả nhất để thực hiện dự định này. Một số gợi ý về thời điểm lý tưởng nhảy việc:
Công ty đối xử thiếu công bằng
Năng lực không được đánh giá chính xác
Bạn không nhìn thấy cơ hội học hỏi, phát triển hay thăng tiến của bản thân.
Dù đã cố gắng nhưng vẫn không tìm được niềm vui và đam mê trong công việc…
Ưu điểm khi “Nhảy việc”
Tỷ lệ “nhảy việc” ở Việt Nam không ngừng gia tăng theo chu kỳ, năm 2018 con số ước tính là 20% với nhiều lý do: Nhân viên cảm thấy thiếu gắn kết với tập thể, nhân viên ra đi vì có cơ hội tốt hơn thậm chí là những trường hợp nhảy việc khi đang thử việc. Tuy nhiên, nếu đặt câu hỏi với bất kì nhà tuyển dụng nhân sự nào, hầu hết đều không cho rằng làm nhiều công việc là một ý kiến tồi hay “nhảy việc” là tự giết chết sự nghiệp. Ngược lại, điều này còn đem đến những lợi ích bất ngờ:
Kinh nghiệm “nhảy việc” giúp bạn học hỏi được rất nhiều từ sự đa dạng môi trường đã tiếp xúc. Trải qua nhiều thử thách, ngành nghề khác nhau bạn sẽ tăng khả năng thích nghi, mở rộng kiến thức ở nhiều lĩnh vực và xây dựng ý tưởng phong phú, linh hoạt hơn.
“Nhảy việc” giúp bạn hiểu rõ bản thân, xác định niềm đam mê và tìm được công việc mơ ước: Thay đổi công việc góp phần tăng khả năng tự đánh giá, nâng cao nhận thức bản thân. Ngoài ra, việc khám phá được điểm mạnh – điểm yếu, sở trường – sở đoản sẽ giúp bạn khẳng định được năng lực, từ đó xây dựng con đường phát triển phù hợp.
Sự thoả mãn trong công việc: nhiều người thay đổi công việc liên tục với hy vọng tìm được môi trường thực sự phù hợp, một chân trời mới có thể thoả sức phát triển và thăng tiến. Đặc biệt đối với người trẻ yêu thích sự thay đổi, bạn được tự do lựa chọn cũng như tìm kiếm cơ hội khác để thử thách bản thân với một môi trường mới có yêu cầu cao hơn.
Mở rộng mối quan hệ: Ở mỗi vị trí bạn sẽ được tiếp xúc nhiều người khác nhau, họ có thể là đồng nghiệp, đối tác hoặc khách hàng tiềm năng… Những mối quan hệ này cũng sẽ không ngừng gia tăng, đem đến lợi ích lâu dài cho bạn.
Thêm thu nhập: “Có nên nhảy việc vì lương” luôn là câu hỏi gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, bạn nên biết lương không chỉ thể hiện vật chất mà phần nào còn là thang đo năng lực của bạn. Bạn có cơ hội phát huy hết khả năng đồng thời nhận được một mức lương cao và xứng đáng hơn.
Mặt hạn chế khi thay đổi công việc
Bên cạnh yếu tố tích cực, “nhảy việc” cũng đem đến nhiều tiêu cực:
Hoài nghi về tính cách, kỹ năng chuyên môn: Nhà tuyển dụng băn khoăn vì sao bạn thay đổi công việc nhiều như thế. Do bạn không đáp ứng đủ yêu cầu? Không hoàn thành tốt nhiệm vụ? Hay không thể hoà hợp với môi trường công ty?
Mất thiện cảm với nhà tuyển dụng: Hầu hết các công ty đều đánh giá cao lòng trung thành của nhân viên. “Nhảy việc” nhiều sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy bất an và nghi ngờ về cơ hội gắn bó lâu dài của bạn.
Nghiện nhảy việc: Điều đó làm bạn cảm thấy nhanh nhàm chán, không thể duy trì công việc ở một môi trường lâu dài, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của sự nghiệp.
Nhân sự cần cân nhắc khi “nhảy việc”
“Nhảy việc” là một điều mang tính mạo hiểm, buộc mỗi người phải suy nghĩ thật chắc chắn trước khi ra quyết định
Bạn nên xem xét kỹ các vấn đề và đặt câu hỏi cho bản thân như: Thu nhập của công việc mới có cao hơn? Chế độ đãi ngộ hấp dẫn không? Giờ giấc làm việc linh động?… Khi đã có đáp án cho những câu hỏi trên, hãy đưa ra quyết định cuối cùng.
Tránh trường hợp bạn vừa mất thời gian tìm kiếm công việc vừa hao hụt về mặt tái chính, tốt nhất hãy chọn ở lại công ty hiện tại cho đến khi bạn có được công việc mới theo đúng ý nguyện.
Dù đã chắc chắn nhảy việc đồng thời có công tác mới nhưng bạn vẫn cần cư xử sao cho đúng mực, duy trì mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp, chân thành.
Định hướng nghề nghiệp tương lai rõ ràng: Bạn nên lập danh sách so sánh sự lựa chọn của mình và những cơ hội khác như khả năng phát triển, mức lương, chế độ đãi ngộ… Để có kế hoạch nâng cao giá trị bản thân, xác định phương hướng.
Không có thước đo tiêu chuẩn đánh giá chính xác “nhảy việc” tốt hay xấu, mà phần lớn phụ thuộc vào sự lựa chọn, cân nhắc “được – mất” của mỗi người. Cuối cùng, mục đích chung của nhân sự đều vì cơ hội có được công việc thoả với đam mê từ đó xây dựng sự nghiệp ổn định lâu dài.
Tin liên quan: