OT là gì? Nếu bạn đang đi làm thì khái niệm này hẳn không còn xa lạ, nhất là với những ai làm trong lĩnh vực dịch vụ hiếu khách. OT giúp dự án hoàn thành nhanh chóng với thời gian ngắn, đảm bảo hiệu suất giá trị tạo ra cao nhất cho tập thể. Tuy nhiên, OT quá nhiều và kéo dài sẽ dẫn đến rất nhiều nguy hiểm khôn lường.
Vậy, bạn đã hiểu rõ về OT và biết cách OT một cách phù hợp chưa? Bài viết này, Chefjob.vn sẽ gửi đến bạn các thông tin cần thiết về OT từ các chuyên gia để áp dụng phù hợp.
OT là gì? Overtime là gì?
OT là từ viết tắt của cụm Overtime (tiếng Anh), được hiểu là quá giờ, dùng để chỉ những người làm việc hay học tập quá giờ liên tục trong thời gian dài. Dẫu biết rằng, cố gắng làm việc là điều nên làm nhưng nếu tình trạng đó cứ tiếp diễn liên tục từ ngày này sang ngày khác, từ tháng này sang tháng nọ, nó sẽ làm bạn trở nên kiệt quệ, không còn sức lực để duy trì, gây ra nhiều hậu quả vô cùng nguy hiểm.
Theo thống kê, số lượng người rơi vào tình trạng OT ngày càng tăng vì nhiều lý do: Công việc quá tải, nhận quá nhiều trách nhiệm vượt quá năng lực bản thân, không có kế hoạch sắp xếp và phân bổ công việc hợp lý…
Quy định làm thêm giờ và chế độ làm thêm giờ mới nhất
Số giờ làm thêm
Theo Điểm b, khoản 2, Điều 106 tại Bộ luật Lao động thì số giờ làm thêm của người lao động cần không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày. Nếu doanh nghiệp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc (bao gồm bình thường và làm thêm) không quá 12 giờ/ngày, không quá 30 giờ/tháng, không quá 200 giờ/năm; trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định được làm thêm giờ thì cũng không quá 300 giờ/năm.
Nếu đơn vị, tổ chức có thời gian làm thêm giờ từ trên 200 – 300 giờ/năm thì người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương, theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013; nếu không sẽ phải xử phạt theo quy định hiện hành.
Quy định tiền lương làm thêm giờ
Áp dụng quy định tại Khoản 1, Điều 97 thuộc Bộ luật Lao động, người lao động khi làm thêm giờ sẽ được tính lương như sau:
Trường hợp 1: Làm thêm giờ vào ngày thường
Người lao động sẽ được hưởng ít nhất 150% lương vào ngày công đó.
Trường hợp 2: Làm thêm giờ vào ngày nghỉ
Người lao động sẽ được hưởng ít nhất 200% lương vào ngày công đó.
Xem thêm: Hệ Số, Mức Lương Cơ Bản (Cơ Sở) – Lương Tối Thiểu Vùng 2019
Trường hợp 3: Làm thêm vào ngày lễ, Tết
Người lao động sẽ được hưởng ít nhất 300% lương vào ngày công đó, chưa kể tiền lương ngày lễ/ Tết/ ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động áp dụng mức hưởng lương ngày.
Làm thêm giờ và những nguy hiểm không lường
Theo tính chất công việc, sẽ có một thời gian bạn sẽ phải làm việc thêm giờ để hoàn thành công việc và hoàn thành chỉ tiêu. Nhưng nó nên xuất hiện trong một thời gian ngắn, sau đó bạn cần được nghỉ ngơi hợp lý để lấy lại năng lượng và tinh thần. Nếu tình trạng làm việc quá giờ diễn ra liên tục, bạn sẽ gặp phải nhiều nguy hiểm đấy.
Mệt mỏi và căng thẳng
Khi làm việc quá sức, cơ thể của bạn sẽ trở nên suy nhược, ngay cả tinh thần cũng không còn tỉnh táo. Nhiều chuyên gia cho biết, làm việc quá giờ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của người lao động, họ thường cáu kỉnh, khó chịu, dễ nổi cáu, khó tập trung vào công việc, hay bị ngất…
Nếu làm việc quá giờ trong thời gian ngắn chừng 03 – 04 tuần, năng suất lẫn hiệu suất của bạn sẽ tăng vì bạn đã tập trung cao độ cho nó. Tuy nhiên nếu nhiều hơn, năng suất và hiệu suất sẽ bị giảm đi bởi vì bạn đã quá mệt mỏi cả thể chất lẫn tinh thần, bạn không còn đủ tỉnh táo để bắt kịp công việc nữa.
Các rủi ro đang “rình rập”
Bạn nên biết rằng, tình trạng thiếu minh mẫn và không kiểm soát được hành vi của bản thân sẽ dễ xảy ra đối với những người thường xuyên làm việc quá giờ trong thời gian dài. Theo đó, người làm quá sức sẽ dễ bị ngất xỉu, gặp tai nạn khi đi ngoài đường…
Quên đi các giá trị khác trong cuộc sống
Bên cạnh công việc thì bạn vẫn còn rất nhiều điều tốt đẹp khác cần bạn nâng niu ở xung quanh như gia đình, bè bạn, tình yêu, sở thích cá nhân… Nếu cứ làm việc thêm giờ, quá giờ vì công việc, bạn sẽ chẳng còn thời gian cho những thứ ấy. Như vậy thì, cuộc sống của bạn buồn tẻ lắm đấy.
Bệnh tật
Làm việc quá giờ liên tục sẽ làm cho sức khỏe bạn suy giảm, dễ mắc phải các bệnh liên quan đến tim mạch, hệ thần kinh, dạ dày… Đừng để niềm đam mê công việc vô tình “giết chết” bạn nhé.
Đó là lý do vì sao ở nước ta có quy định làm việc 08 tiếng/ngày, nếu như làm thêm giờ thì người lao động sẽ được nghỉ bù hoặc tính thêm tiền lương. Chefjob.vn mong rằng, sau khi hiểu được OT là gì và tác hại của nó, bạn sẽ cân bằng lại công việc và cuộc sống để công việc luôn là niềm đam mê của bạn.
Tin liên quan
Kỹ Năng Sắp Xếp, Quản Lý Công Việc Hàng Ngày Hiệu Quả
Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Hiệu Quả Cho Nhân Sự Nhà Hàng – Khách Sạn