5 Phương Pháp Thúc Đẩy Hiệu Quả Cuộc Họp 1 – 1

5 Phương Pháp Thúc Đẩy Hiệu Quả Cuộc Họp 1 – 1

Những cuộc họp dạng 1 – 1 đã quá quen thuộc, có thể diễn ra hàng tháng, hàng tuần, thậm chí hàng ngày. Tuy nhiên, cường độ cuộc họp quá dày đặc có thể khiến nhân viên cảm thấy không thoải mái. Vậy làm thế nào để thúc đẩy hiệu quả cho các cuộc họp 1 – 1? Cùng Chefjob.vn tìm hiểu 5 phương pháp dưới đây nhé.

Khi công nghệ phát triển hiện đại, có nhiều công cụ hỗ trợ bạn lên thời khóa biểu, thực hiện cũng như theo dõi các cuộc họp 1 – 1. Beth Miller – một chuyên gia Quản trị Nhân sự chia sẻ rằng, bà đã làm việc với rất nhiều Quản lý, tuy nhiên rất ít người có thể kiểm soát kiểu họp 1 – 1 này. Do một số tính chất đặc trưng, bạn cần áp dụng phương pháp phù hợp để giải quyết các thực trạng.

Cuộc họp 1 – 1 là hoạt động gắn kết giữa lãnh đạo và cấp dưới – Ảnh: Internet

Họp 1 – 1, bạn được gì?

Nếu buổi họp diễn ra đúng cách, bạn sẽ thu về kết quả tuyệt vời hơn so với kiểu họp đông người. Họp 1 – 1 cho phép bạn gần gũi nhân viên, thoải mái chia sẻ về các khúc mắc trong công việc, khen ngợi hay phê bình cũng dễ bộc lộ. Cuộc họp 1 – 1 giúp gắn kết nhân viên với người lãnh đạo, góp phần thúc đẩy hiệu suất làm việc và chất lượng công việc.

Xem thêm: Bí Quyết Quản Lý Nhân Sự: Làm Thế Nào Để Gắn Kết Nhân Viên?

5 phương pháp thúc đẩy hiệu quả cuộc họp 1 – 1

Tò mò nhưng không phán xét

Thông thường, khi tham gia vào cuộc hội thoại 1 – 1, bạn có xu hướng tò mò nhiều điều hơn về nhân viên. Các nhà Quản lý thường thắc mắc vì sao thời gian vừa rồi nhân viên lại không đưa ra quyết định tối ưu nhất, nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng trong công việc gần đây, lý do họ trễ thời gian báo cáo công việc… Một nhà Quản lý giỏi sẽ không phán xét những thông tin này dưới góc độ cá nhân, họ đưa ra lời khuyên và phê bình chính đáng, xây dựng chứ không phá hủy mối quan hệ.

Im lặng đúng lúc, đúng cách

Đôi khi, bạn cần im lặng để nhân viên có khoảng thời gian vừa đủ suy nghĩ về bản thân. Tuy nhiên, có 2 điều Quản lý cần ghi nhớ về sự im lặng trong cuộc họp 1 – 1. Một là không phá vỡ sự im lặng bằng một câu hỏi khác ngoài vấn đề đó. Hai là áp dụng câu nói “Bạn cứ từ từ suy nghĩ” khi không khí im lặng trở nên khó chịu, điều này cho nhân viên thấy ý kiến và cảm xúc của họ rất quan trọng. Một sự im lặng đúng thời điểm sẽ giúp nhân viên nảy sinh nhiều suy nghĩ thú vị, cho họ thời gian nhìn nhận lại bản thân.

 

trao đổi công việc
Cuộc họp 1 – 1 khiến 2 bên đều thoải mái chia sẻ, trao đổi công việc – Ảnh: Internet

Tích cực lắng nghe

Không riêng cuộc họp 1 – 1 mà trong tất cả các buổi họp thông thường, người Quản lý nên là người ít nói nhất và bạn nên dành 90% thời gian họp để nhân viên thảo luận, đưa ra ý kiến. Nhà Quản lý giỏi sẽ biết đưa ra câu hỏi có sức nặng để nhân viên buộc phải suy nghĩ và không thể trả lời qua loa. Khi bạn lắng nghe kỹ lưỡng, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về sự việc để có phương án xử lý tốt đẹp nhất.

Thúc đẩy hành vi tốt

Theo các chuyên gia Nhân sự, nhân viên có xu hướng làm việc tốt hơn khi nhận ra việc làm của họ có ý nghĩa. Vì vậy, nếu nhân viên có thành tích tốt, hãy ghi nhận và khen ngợi kịp thời. Một cuộc họp 1 – 1 sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra phản hồi của mình, công nhận kết quả tốt và động viên nhân viên.

Thường xuyên cải thiện chất lượng cuộc họp

Mọi hoạt động muốn duy trì và nâng cao chất lượng cần được thường xuyên thực hành và cải thiện. Hãy chuẩn bị kỹ trước mỗi buổi họp, câu hỏi bạn cần được giải đáp, đồng thời tiến hành khảo sát ý kiến nhân viên sau các cuộc họp 1 – 1. Từ đó, bạn sẽ cố gắng tìm ra vấn đề và thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp cho những lần họp sau

 

lãnh đạo hiểu nhân viên
Kết thúc cuộc họp 1 – 1, lãnh đạo sẽ hiểu hơn về nhân viên – Ảnh: Internet

Là một nhà lãnh đạo, bạn cần tạo ra mối liên kết chặt chẽ với cấp dưới cũng như gần gũi, sát sao công việc của nhân sự trong công ty. Kiểu họp 1 – 1 không thật sự mới mẻ, nhưng để đạt hiệu quả đúng như mong đợi đòi hỏi bạn phải có bí quyết. Nhằm giúp nhân viên có sự trải nghiệm tuyệt vời, tạo môi trường làm việc lý tưởng, cấp Quản lý hãy nhanh chóng áp dụng 5 phương pháp mà Chefjob vừa chia sẻ nhé.

Tin liên quan

“Lạt Mềm Buộc Chặt”: Chiêu Quản Lý Nhân Sự Khôn Khéo

Quản Lý Nhân Sự Tốt, Điều Quan Trọng Nằm Ở Khâu Đào Tạo

Bài Viết Liên Quan